Các cuộc đấu giá trái phiếu Mỹ tuần này sẽ quyết định số phận USD, trader cần chú ý điều gì?

Các cuộc đấu giá trái phiếu Mỹ tuần này sẽ quyết định số phận USD, trader cần chú ý điều gì?

Các cuộc đấu giá trái phiếu Mỹ tuần này sẽ quyết định số phận USD, trader cần chú ý điều gì?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Trong tuần mới này, có tương đối ít sự kiện kinh tế lớn có thể làm thay đổi đồng đô la. Tuy nhiên, hoàn cảnh bất thường mà Hoa Kỳ đang gặp phải có thể đẩy đồng bạc xanh đi ngang. Và đồng tiền này có thể sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương trong tuần tới.

Thị trường Mỹ sẽ đóng cửa vào thứ Năm và chỉ mở cửa nửa ngày vào thứ Sáu. Nhưng nhiều nhà giao dịch lớn có thể nghỉ giao dịch từ những ngày trước, điều đó có nghĩa là thị trường sẽ bị giảm đi tính thanh khoản. Giữa lúc đó, Kho bạc Hoa Kỳ chuẩn bị bán đấu giá khoản nợ gần 250 tỷ USD. Thị trường có thể phản ứng với kết quả của cuộc đấu giá hoặc tác động của việc rút hết số tiền đó khỏi thị trường. Hoặc cả hai.

Đây là những gì bạn cần biết


Chính phủ Mỹ có thâm hụt lớn. Không lớn như thời kỳ Covid, nhưng nhiều hơn gấp đôi so với thời kỳ tiền Covid. Điều đó có nghĩa là chính phủ Mỹ phải vay nhiều tiền hơn từ thị trường tiền tệ. Trong khi đó, những người mua nợ lớn truyền thống của Mỹ – như Trung Quốc và Nhật Bản – đang bán nợ của chính phủ Mỹ. Và Fed cũng vậy. Điều này có nghĩa là nhu cầu đối với trái phiếu mà chính phủ Hoa Kỳ sẽ bán dự kiến sẽ thấp hơn đáng kể, ngay cả khi nguồn cung tăng.




Chúng ta đã biết lợi suất và giá trái phiếu ảnh hưởng như thế nào đến đồng USD, và lợi suất trái phiếu sẽ tăng lên nếu nhu cầu trái phiếu yếu. Nếu các nhà giao dịch trái phiếu cho rằng lợi suất sẽ tăng trong tương lai, họ sẽ không mua các khoản phát hành nợ hiện có và chờ đợi mức giá tốt hơn. Điều này tạo ra một điều gì đó giống như một lời tiên tri tự ứng nghiệm, vì nhà phát hành trái phiếu (trong trường hợp này là chính phủ) sẽ phải đưa ra mức lãi suất cao hơn để thu hút người mua.

Nhu cầu thu hẹp, chính phủ Mỹ đang cạn nguồn tài trợ


Lợi suất cao hơn rất quan trọng đối với các nhà giao dịch ngoại hối vì điều đó thường có nghĩa là tiền tệ sẽ tăng giá.

Gần đây, đồng đô la đã suy yếu do triển vọng FED sẽ không tăng lãi suất, điều này khiến lợi suất giảm. Nhưng trong các cuộc đấu giá gần đây, Kho bạc Mỹ đã gặp khó trong việc tìm đủ người mua khoản nợ của họ và buộc phải tăng lãi suất. Điều đó đã đẩy đồng đô la lên cao hơn trong quá khứ.

Điều quan trọng ở đây là nó đã xảy ra trong những tình huống mà thanh khoản ở mức bình thường. Bây giờ chúng ta đang bước vào một tuần giao dịch ngắn hơn bình thường, trong khi thị trường lại đang do dự trước khi biên bản họp FOMC được công bố.

Lịch bán trái phiếu của Chính phủ Mỹ



Một trong những chỉ báo quan trọng về số tiền “miễn phí” còn lại là tín hiệu cảnh báo đỏ nhấp nháy. Đó chính là cơ chế repo* ngược (RRPs) của Fed, nơi các tổ chức lớn sẽ gửi tiền ngay lập tức khi không cần thiết. Những khoản tiền đó có thể được sử dụng để mua trái phiếu nếu các nhà đầu tư nghĩ rằng họ có thể kiếm tiền theo cách đó. Kể từ khi đạt đỉnh điểm vào đầu năm, hơn 1,6 nghìn tỷ USD đã được rút khỏi dự trữ repos và chỉ còn lại hơn 900 tỷ USD.

(*) Giao dịch Repo là giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định. Fed sử dụng nghiệp vụ repos (thỏa thuận mua lại, viết tắt là RPs), nhằm thực hiện các khoản cho vay có thế chấp đến các nhà giao dịch đối tác. Trong nghiệp vụ reverse repo (thỏa thuận mua lại đảo nghịch, viết tắt là RRPs), Fed vay tiền từ các nhà giao dịch đối tác.

bond.jpg



Dấu hiệu cho tương lai?


“Đáy” chính xác ở đâu là vấn đề suy đoán, nhưng nhiều nhà phân tích lo ngại rằng sự sụt giảm nhanh chóng của số lượng repo đảo ngược là dấu hiệu cho thấy thanh khoản trên thị trường vốn đang nhanh chóng cạn kiệt. Không phải tất cả số tiền trong kho repos đều có thể hoặc sẽ được sử dụng để mua trái phiếu kho bạc.

Lợi suất cao hơn có thể thu hút nhiều tiền hơn được sử dụng để mua trái phiếu kho bạc, nhưng đó chính xác là vấn đề: Điều đó có nghĩa là lợi suất sẽ tăng, và có thể hỗ trợ cho USD.

Việc thị trường thiếu sự quan tâm đến việc mua nợ của Mỹ ( hay cụ thể hơn là việc “thiếu thanh khoản”) cũng sẽ làm tăng suy đoán rằng FED có thể làm điều gì đó để giảm bớt các điều kiện tín dụng của thị trường. Điều đó có thể dưới hình thức làm chậm việc bán trái phiếu, một động thái có thể khiến đồng USD trượt giảm trở lại. Nếu lãi suất tăng quá nhiều, Mỹ có thể phải đối mặt với tình huống tương tự như Vương Quốc Anh hồi năm ngoái khi mà BoE phải quay lại nới lỏng trong một thời gian ngắn để ổn định thị trường trái phiếu. Fed đã làm điều đó một lần vào tháng 3, vì vậy nó không hoàn toàn nằm ngoài khả năng.

Tổng kết lại, trong một tuần mà thị trường sẽ nghỉ sớm, có biên bản FOMC và những đợt đấu giá trái phiếu khổng lồ, việc thiếu thanh khoản có thể mang lại những biến động bất ngờ, anh em nên có các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhé!

Tham khảo: Orbex

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 14 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên