Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Chaikin Oscillator & Money Flow Index (Bài 10)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Chaikin Oscillator & Money Flow Index (Bài 10)

Học Phân tích Kỹ thuật chuẩn CMT (Hồi II - Chương 9): Chaikin Oscillator & Money Flow Index (Bài 10)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,870
84,470
HỌC PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHUẨN CMT là 1 series của TraderViet, được đăng vào lúc 20:00 các tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần mới mục đích giúp anh em cùng ôn tập CMT. Series này sẽ được TraderViet biên tập lại dựa trên giáo trình thi CMT.

----

Chỉ báo Chaikin Oscillator


Nói chung thì ông Chaikin này bị nghiện sáng tạo chỉ báo, nên ông đã tạo nên 1 chỉ báo khác là Chaikin Oscillator (nó khác với Chaikin Money Flow, nên anh em đừng nhầm lẫn). Bộ dao động này chỉ đơn giản là phép chia giữa đường EMA 3 ngày của chỉ báo AD với đường EMA 10 ngày của chỉ báo AD (Chỉ báo Phân phối/Tích lũy Chaikin). Chaikin khuyến nghị rằng, chúng ta nên kết hợp với các chỉ báo “đường bao" (như Bollinger Bands, Keltner channel,... chẳng hạn) để xác nhận sự tin cậy của tín hiệu.

Screen Shot 2023-01-10 at 15.34.15.png


Hình minh hoạ bên trên cho thấy Bộ dao động Chaikin và Bollinger Bands báo hiệu sự đảo chiều ngắn hạn tốt như thế nào. Khi chỉ báo Chaikin Oscillator phá vỡ lên trên dải Bollinger Bands rồi vòng xuống dưới, nằm dưới dải trên của BBs, đó là tín hiệu bán. Ngược lại, khi chỉ báo Chaikin Oscillator phá vỡ xuống dưới dải Bollinger Bands rồi vòng lên, quay trở lại nằm bên trên dải dưới của BBs, đó là tín hiệu mua. Các tín hiệu mua/bán được đánh dấu bằng mũi tên, nhưng chúng ta nên xem xét kết hợp với hành động giá để chọn ra những tín hiệu có xác suất thắng tốt hơn.

Chỉ báo Money Flow Index (MFI)


Một phương pháp khác để đo lường dòng tiền chảy vào và chảy ra khỏi một cổ phiếu là Chỉ báo Money Flow Index (MFI).

Để tính được MFI, đầu tiên chúng ta phải tính được dòng tiền vào ngày hôm đó (MF). Dòng tiền được tính bằng cách lấy giá trung bình của mức cao, thấp và đóng cửa nhân với khối lượng. Do đó, dòng tiền (MF) vào Ngày i sẽ được tính là:

MF (i) = {(Cao (i) + Thấp (i) + Đóng (i)) / 3} x Khối lượng (i)

Nếu giá trung bình của Ngày thứ (i) cao hơn giá trung bình của ngày hôm trước (i-1), thì cổ phiếu đó đang có dòng tiền dương (PMF). Ngược lại, nếu giá trung bình của ngày thứ (i) thấp hơn giá trung bình của ngày hôm trước (i-1), dòng tiền vào cổ phiếu là âm (NMF), hay là cổ phiếu đang bị bán. Chúng ta sẽ chọn một khoảng thời gian cụ thể, tính tổng tất cả PMF và tất cả NMF cho khoảng thời gian đó. Chia tổng PMF cho tổng NMF chúng ta sẽ tính được tỷ lệ dòng tiền (MFR):

MFR = ΣPMF/ΣNMF
Sau đó, chúng ta sẽ tính được MFI bằng công thức sau:

MFI = 100 (100 / (1 + MFR))
MFI là một chỉ báo dao động có giá trị tối đa là 100 và giá trị tối thiểu là 0. Khi dòng tiền dương cao, chỉ báo sẽ tiến tới 100; ngược lại, khi dòng tiền âm, chỉ báo sẽ tiến gần đến 0. Mức trên 80 thường được coi là quá mua và dưới 20 là quá bán. Các thông số này, cùng với chu kì thời gian, có thể được điều chỉnh tuỳ theo phong cách giao dịch của bạn.

Screen Shot 2023-01-10 at 15.34.28.png


Ngoài ra, một biến thể khác của MFI sử dụng tỷ lệ giữa dòng tiền dương (PMF) và tổng khối lượng tính bằng đô la (chứ không phải NMF) trong khoảng thời gian xác định để tính tỷ lệ dòng tiền. Phương pháp tính toán này cho ra 1 chỉ báo như hình minh hoạ phía trên. Nói chung, kết quả của phương pháp này không khác biệt đáng kể so với phương pháp đã được mô tả trước đó. Trong ví dụ này, chúng ta cũng sử dụng Dải Bollinger để xác định tình trạng quá mua và quá bán của chỉ báo. Khi chỉ báo phá vỡ lên trên dải Bollinger Bands rồi vòng xuống dưới, nằm dưới dải trên của BBs, đó là tín hiệu bán. Ngược lại, khi chỉ báo phá vỡ xuống dưới dải Bollinger Bands rồi vòng lên, quay trở lại nằm bên trên dải dưới của BBs, đó là tín hiệu mua. Các tín hiệu mua/bán được đánh dấu bằng mũi tên, nhưng chúng ta nên xem xét kết hợp với hành động giá để chọn ra những tín hiệu có xác suất thắng tốt hơn.

Biểu đồ ví dụ cho thấy các tín hiệu giao dịch đều có lãi, ngoại trừ tín hiệu cuối cùng.

----
Bài học phía trên được biên tập lại bởi TraderViet (rút gọn bớt, và tóm vào những ý chính quan trọng). Anh em đọc và tham khảo, nếu có gì phản biện hoặc yêu cầu anh em có thể để lại comment để chúng mình biết nhé. Anh em nào muốn ôn luyện thì để lại comment để được tag vào các bài sau nhé!


Chúc anh em ôn tập tốt!
Nguồn: Giáo trình CMT
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên