4 cách thức sử dụng RSI rất thú vị để dự đoán hướng đi của giá mà ít trader nào biết tới

4 cách thức sử dụng RSI rất thú vị để dự đoán hướng đi của giá mà ít trader nào biết tới

4 cách thức sử dụng RSI rất thú vị để dự đoán hướng đi của giá mà ít trader nào biết tới

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Chỉ số sức mạnh tương đối - Relative Strength Index (RSI) là chỉ báo động lượng, được phát triển bởi J. Welles Wilder, đo lường sức mạnh di chuyển giá của các thị trường như cổ phiếu, hàng hóa tương lai, trái phiếu, ngoại hối, v.v... trong một khoảng thời gian xác định.

RSI được nhiều trader sử dụng và rất hữu ích trong việc phân tích cũng như giao dịch. Ví dụ như sử dụng RSI để xác định vùng quá mua quá bán, hoặc sử dụng RSI để tìm kiếm tín hiệu phân kỳ,... Đó là những cách sử dụng RSI phổ biến.

Trong bài viết này, mình xin chia sẻ 4 cách thức sử dụng RSI rất thú vị để dự đoán hướng đi của giá mà có lẽ ít trader nào sử dụng.

1. Áp dụng đường xu hướng vào chỉ báo RSI


Có một sự thật thú vị là RSI gần như đi đôi biểu đồ giá. Khi chúng ta vẽ đường xu hướng cho biểu đồ giá thị chúng ta cũng có thể áp dụng tương tự cho RSI. Như hình bên dưới:

1.jpg

Khi các đường xu hướng trên RSI sẽ bị phá vỡ thì nó như một dấu hiệu báo trước rằng có khả năng giá cũng sẽ phá vỡ cùng một đường xu hướng trong thời gian ngắn sắp tới.

2. phá vỡ mô hình


Sự phá vỡ một mô hình có thể là tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp tục của giá. Đây là tín hiệu được nhiều trader quan sát và giao dịch. Và một sự thú vị khác đó là nếu một mô hình hình thành trên RSI bị phá vỡ trước đó ít nhất 2-3 ngày thì theo sau đó cũng có khả năng, mô hình bị phá vỡ trên biểu đồ giá. Như biểu đồ bên dưới:

2.jpg

Như bạn thấy phái trên là mô hình vai đầu vai trên RSI bị phá vỡ, và tiếp đó thì mô hình 2 đỉnh ở band trên của chỉ báo Bollinger Bands trên biểu đồ giá cũng bị phá vỡ theo.

3. Nhận biết breakout và breakdown


Để nhận biết breakout, khi ta thấy RSI đã phá vỡ đỉnh trước đó, trong khi giá vẫn chưa phá được đỉnh trước. Thì về cơ bản đó là một tín hiệu sớm cho thấy giá cũng có khả năng giá cũng sẽ có một cú breakout tương tự trong thời gian sắp tới. Như biểu đồ bên dưới:

3.jpg

Tương tự với breakdown, RSI đã phá vỡ đáy trước nhưng giá vẫn chưa phá được, thì đây có thể là tín hiệu sớm cho thấy giá có thể phá vỡ đáy trước trong thời gian sắp tới. Như biểu đồ bên dưới:

4.jpg

4. Vai trò của mức 50


Trong chỉ báo RSI, đường giữa 50 có vai trò rất quan trọng trong việc xác định xu hướng. Khi giá duy trì trên đường 50 thể hiện thị trường đang tăng giá và ngược lại, khi RSI nằm dưới mức 50, thể hiện tín hiệu giảm giá. Tín hiệu này sẽ càng đáng tin cậy khi ta sử dụng biểu đồ ở khung thời gian càng lớn nhé.

5.jpg

Như hình trên các bạn thấy, khi RSI ở trên mức 50, thì giá ở trong giai đoạn tăng tốt. Khi RSI nằm dưới mức 50, giá ở trong giai đoạn giảm giá.

Có thể thấy rằng mức 50 trên RSI hoạt động như một bộ lọc giúp trader xác định được sự thay đổi của xu hướng.

Như các bạn thấy, không dùng tới tín hiệu quá mua quá bán hay phân kỳ, RSI vẫn có những cách thức sử dụng rất hữu ích đúng không ạ?

Hi vọng bài viết này hữu ích với mọi người nhé!

Trích nguồn: elearnmarkets

Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên