5 Kiểu quét thanh khoản phổ biến nhất trên biểu đồ giá

5 Kiểu quét thanh khoản phổ biến nhất trên biểu đồ giá

5 Kiểu quét thanh khoản phổ biến nhất trên biểu đồ giá

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,039
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV56.png?v44
Chủ đề liên quan
88028, 88068, 6731, 88058
Giao dịch trong ngày trong SMC cần phải chú ý thanh khoản. Một trong những kiểu di chuyển có giá hay xảy ra nhất đó chính là giá sẽ di chuyển từ vùng thanh khoản bên ngoài đến vùng thanh khoản bên trong và ngược lại.

Xác định được những vùng thanh khoản này có thể giúp anh em trader nhanh chóng tìm được cơ hội giao dịch chất lượng cao.

Vậy thì bài viết hôm nay cùng đi tìm hiểu về các tín hiệu quét thanh khoản phổ biến nhất trên biểu đồ mà bạn có thể rất hay gặp. Nắm được những tín hiệu này có thể sẽ giúp bạn tận dụng được nó và tìm cơ hội giao dịch cho mình.

Có 5 tín hiệu quét thanh khoản cần chú ý:
  1. Vùng thanh khoản bên trong và thanh khoản bên ngoài
  2. Quét thanh khoản
  3. Quét BOS
  4. Mô hình PO3
  5. Mất cân bằng
Chúng ta đi vào từng phần nhé.


1. Vùng thanh khoản bên trong và thanh khoản bên ngoài


Vùng thanh khoản bên trong

Các bạn nhìn hình bên dưới đây là vùng thanh khoản bên trong cho cấu trúc tăng giá:

1711351310032.png


Còn đây là vùng thanh khoản bên trong của cấu trúc giảm giá:

1711351326191.png


Vùng thanh khoản bên trong được hiểu đơn giản là vùng thanh khoản nằm bên trong vùng thanh khoản phạm vi bên ngoài chẳng hạn như khối OB, FVG hay vùng mất cân bằng khối lượng.

Và vùng thanh khoản bên trong này thường được xác định bởi FVG.


Vùng thanh khoản bên ngoài

Các bạn nhìn hình bên dưới là vùng thanh khoản bên ngoài của cấu trúc tăng giá:

1711351405938.png


Ngược lại còn đây là vùng thanh khoản bên ngoài của cấu trúc giảm giá:

1711351419129.png


Vùng thanh khoản phạm vi bên ngoài là vùng thanh khoản sẽ dựa trên đỉnh đáy trước đó và những đỉnh đáy này được sử dụng để xác định vùng giá phạm vi cho chúng ta.

Vùng thanh khoản đỉnh đáy trước đó này có thể tồn tại ở dạng lệnh chờ stop hoặc lệnh dừng lỗ, vậy cho nên để xác định được vùng thanh khoản bên ngoài bạn chỉ cần xác định được chính xác đỉnh đáy trước đó là được.




2. Quét thanh khoản


Thanh khoản sinh ra là để bị quét, sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như bạn tìm vùng thanh khoản xong và để đó.

Tín hiệu quét thanh khoản đề cập đến tình huống khối lượng lớn tài sản được mua hoặc bán một cách nhanh chóng ảnh hưởng tạm thời đến tính thanh khoản của thị trường. Và khối lượng lớn này do các tổ chức lớn gây ra.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

1711351507548.png


Ở biểu đồ này thị trường quét thanh khoản đỉnh trước với một đuôi nến trên sau đó giảm ngược lại và đóng cửa xuống bên dưới đỉnh trước đó.

Đây là một tín hiệu quét thanh khoản điển hình.

Và đây chính là hình minh họa cho kiểu tín hiệu này:

1711351525692.png


Thị trường cần tăng lên trên vùng được coi là kháng cự, và như ở đây chính là vùng đỉnh đáy trước đó, sau đó giảm ngược lại:

Điều này tương tự ngược lại với việc quét thanh khoản đáy bạn nhé.


3. Quét BOS


Điều này nghe hơi lạ, nhưng thực sự thì nó cũng đơn giản thôi.

BOS thường xảy ra theo hướng của xu hướng hiện tại.

Nếu như bạn thấy tín hiệu quét thanh khoản dưới giá thấp nhất hoặc phía trên giá thấp nhất trước khi đi tiếp.

Nếu như thấy mức giá đóng cửa vượt qua một mức, điều đó có thể cho thấy thị trường thay đổi cấu trúc. Vì thế đỉnh này đã bị giá quét sạch thanh khoản.

Như hình minh họa bên dưới chẳng hạn:

1711351561551.png


Và đây là thị trường thực tế:

1711351577920.png


Ta thấy giá đóng cửa của nến tăng mạnh lên phía trên đỉnh trước đó. Đây chính là một tín hiệu quét BOS.


4. Mô hình PO3


Chắc mô hình này thì không có gì xa lạ với anh em trader giao dịch theo SMC rồi nhỉ.

Đây là mô hình giao dịch trong ngày cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là khi bối cảnh thị trường đều lý tưởng thì xác suất thành công của mô hình này là cực lớn.

1711351674312.png


Mô hình này còn có một cái tên khác đó là AMD (Accumulation, Manipulation và Distribution)

Trong đó giai đoạn Accumulation là giai đoạn giá tích lũy và hình thành vùng giá đi ngang ở giá ở cửa.

Giai đoạn Manipulation là giai đoạn thao túng giá, nó được hình thành sau giai đoạn tích lũy đầu tiên và sau đó giá mở rộng cho đến giai đoạn phân phối (Distribution).

Khi có mô hình này xuất hiện là chúng ta có thể tìm cơ hội giao dịch được.

Với tín hiệu thao túng giá (ở giai đoạn Manipulation), đó chính là tín hiệu quét thanh khoản mà một nhà giao dịch trong ngày cần thấy được trước khi quyết định giao dịch mô hình này.


5. Vùng mất cân bằng


Vùng mất cân bằng trong SMC còn gọi là FVG. Các bạn nhìn hình bên dưới là vùng mất cân bằng:

1711351713403.png


Xác định vùng này trên biểu đồ giá không khó, và nó thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ, ở mọi khung thời gian đều có.

Trên đây là những tín hiệu quét thanh khoản phổ biến và bạn sẽ hay gặp nhất trên biểu đồ. Và thực tế thì các nhà giao dịch SMC đều tập trung vào những tín hiệu quét thanh khoản này để giao dịch.

Mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên