Chúng ta nên đầu tư CHỦ ĐỘNG hay đầu tư THỤ ĐỘNG? Mời anh em chứng khoán vào nghiên cứu, trao đổi!

Chúng ta nên đầu tư CHỦ ĐỘNG hay đầu tư THỤ ĐỘNG? Mời anh em chứng khoán vào nghiên cứu, trao đổi!

Chúng ta nên đầu tư CHỦ ĐỘNG hay đầu tư THỤ ĐỘNG? Mời anh em chứng khoán vào nghiên cứu, trao đổi!

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,413
Xin chào toàn thể anh em,

Diễn đàn chúng ta thì không thiên về giao dịch và đầu tư chứng khoán lắm, mặc dù vẫn có một số anh em mình quen biết là những người gạo cội trên thị trường chứng khoán. Và mục này cũng hơi "ế khách" nhưng hôm nay mình xin phép được mở lại một chút chứ để lâu quá nó mốc meo mất. Tất nhiên, bài viết này chỉ là dịch lại, nhưng là của một gạo cội bên trời Âu - Mỹ, đó là bác Greg Morris, và mình cá là sẽ có những điều bổ ích! Mời anh em cùng tham khảo

-----------​

Tôi đã dành nhiều thời gian thảo luận về phân tích kỹ thuật và ngày hôm nay, tôi muốn chúng ta cùng nhau thảo luận về cách quản lý tài sản theo 2 phương pháp THỤ ĐỘNG và CHỬ ĐỘNG.

THỤ ĐỘNG có nghĩa là nhà đầu tư hoặc người quản lý tài sản không thay đổi các thành phần của danh mục đầu tư ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng, thường là dựa trên những lịch trình đã được sắp xếp sẵn, tái cân bằng danh mục theo một số tỷ lệ cổ phiếu và trái phiếu đã được định trước. Đầu tư THỤ ĐỘNG phải nói là một trường phái khá "cục súc" và thường được thiết kế để xuôi theo dòng chảy thị trường (Hay nói cách khác là thị trường đẩy đi đâu thì mình đưa đi đấy).

Trong khi đó, nhà đầu tư hoặc nhà quản lý tài sản CHỦ ĐỘNG (hay năng động cũng được) là những người cố gắng đầu tư vào các cổ phiếu hoặc tài sản hoạt động tốt nhất bằng cách sử dụng một số phương pháp luận nhất định để hỗ trợ cho quá trình đó. Thông thường, rất khó để phân biệt sự khác biệt giữa một số nhà quản lý năng động và góc nhìn chuẩn của họ (nhiều lúc chúng giống nhau). Họ đã trở thành những người săn đón góc nhìn chuẩn, thường là vì rủi ro nghề nghiệp. Đây không phải là danh sách đầy đủ nhưng đề cập đến các chiến lược phổ biến nhất và mặc dù có một số trùng lặp trong một số chiến lược, nhưng đây là điều bình thường:

Ví dụ về ĐẦU TƯ THỤ ĐỘNG:


MUA VÀ NẮM GIỮ - đây là một phương pháp đầu tư dài hạn thường dựa trên nghiên cứu và phân tích cơ bản. Trong nhiều thập kỷ, đây được xem là phương pháp giúp nhà đầu tư đạt được nhiều thành công lâu dài trên thị trường chứng khoán, và trên thực tế, đối với hầu hết mọi người, điều đó có lẽ đúng, đặc biệt nếu phần lớn thời gian nắm giữ của họ là trong một thị trường tăng giá. Những nhà đầu tư giá trị thường được cho là sử dụng phương pháp đầu tư này. Đáng buồn thay, chiến lược mua và nắm giữ có thể bị tàn phá trong các thị trường gấu kéo dài, nếu nhà đầu tư không có kế hoạch để "sống sót" qua giai đoạn này. Một số lập luận mạnh mẽ cho chiến lược Mua và nắm Giữ là:

1 - Thị trường luôn đi lên trong dài hạn
2 - Lợi nhuận/vốn ̣(ROE) sẽ đảm bảo cho bạn trước lạm phát
3 - Thị trường luôn phục hồi từ thị trường giảm
4 - Hoa hồng, phí và thuế được giữ ở mức thấp
5 - Không ai có thể xác định thời gian di chuyển lên/xuống của thị trường


PHÂN BỔ TÀI SẢN CHIẾN LƯỢC - Đây là một chiến lược rất phổ biến và bài bản, là một chiến lược mà nhà đầu tư hoặc người quản lý thiết lập một danh mục tài sản dựa trên kỳ vọng về mức lãi họ nhận được tương ứng với mức rủi ro mà họ phải chịu đựng. Khái niệm này đã trở thành đối thủ của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại và cũng giống như mua và giữ, hoạt động khá tốt trong các thị trường tăng. Có một điều đáng buồn là mua và nắm giữ luôn hoạt động tốt hơn chiến lược phân bổ tài sản trong các thị trường tăng giá. Việc phân bổ tài sản chiến lược luôn bao gồm việc tái cân bằng định kỳ theo tỷ lệ xác định trước. Cá nhân tôi cảm thấy khó thích ứng với chiến lược bán tài sản hoạt động tốt nhất và mua nhiều tài sản kém nhất. Người bạn cũ của tôi Peter Mauthe nói rằng phân bổ tài sản chiến lược không có một chiến thuật cụ thể nào cả.

Trước đây, các nhà đầu phân chia các loại tài sản thành 4 loại chính: Tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản. Gần đây, một số tài sản thay thế được nhiều nhà đầu tư quan tâm, bao gồm các loại quĩ phòng hộ, quĩ đầu tư vốn tư nhân...

TRUNG BÌNH HÓA CHI PHÍ ĐẦU TƯ - Đây là 1 dạng đầu tư mà nhà đầu tư bỏ một số tiền cố định trên một thời gian định kỳ nào đó để đầu tư vào các quỹ tương hỗ hoặc chỉ số quỹ được phát hành. Chiến lược này còn có tên gọi là "Trung bình chi phí đô la".

Ví dụ về ĐẦU TƯ CHỦ ĐỘNG:


MOMENTUM - Đây là phương pháp đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn các tài sản hoạt động tốt nhất dựa trên hiệu suất giá của chúng. Mặc dù nghe có vẻ dễ dàng, nhưng việc xác định khoảng thời gian sử dụng để đo lường hiệu suất là khá khó khăn và thường liên quan đến một số khả năng phân loại và xếp hạng của nhà đầu tư.

VÒNG XOAY NHÓM NGÀNH - Tương tự như chiến lược MOMENTUM nhưng đây là chiến lược bị giới hạn trong các thị trường khác nhau và các nhóm ngành (Thị trường hàng hóa sẽ phải xem xét riêng, vàng sẽ phải xem xét riêng và cổ phiếu cũng vậy). Kỹ thuật này sẽ dễ áp dụng hơn so với kỹ thuật MOMENTUM vì nó ít liên quan đến vấn đề theo dõi và đo lường hơn. Một trong những vấn đề với chiến lược này là nó không thể bảo vệ bạn khỏi thị trường gấu, mà chỉ là giảm bớt nỗi đau.

KHOẢN ĐẦU TƯ THAY THẾ - Chiến lược này thường có kết quả trong những năm từ giữa đến cuối của thị trường gấu, khi các nhà đầu cá nhân nhận ra rằng đầu tư THỤ ĐỘNG không còn hoạt động nữa. Hợp đồng tương lai, hợp đồng bảo hiểm rủi ro, quyền chọn và toàn bộ các sản phẩm phái sinh được sử dụng trên diện rộng trong danh mục thay thế.

ĐẦU TƯ DỰA VÀO LỢI TỨC TUYỆT ĐỐI - Chiến lược này nằm trong Đầu tư thay thế và thường liên quan đến các chiến lược không bị giới hạn về mua, bán, bảo hiểm rủi ro, đòn bẩy, v.v. Chúng không bị ràng buộc với bất kỳ điểm chuẩn nào, do đó, lợi nhuận đạt được là tuyệt đối so với lợi tức tương đối. Kĩ thuật đầu tư lợi nhuận tuyệt đối bao gồm việc sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, bán khống, phái sinh, chênh lệch giá, đòn bẩy và những dạng tài sản ngoài qui ước khác.

PHÂN BỐ TÀI SẢN CHIẾN THUẬT - Phân bổ tài sản chiến thuật (TAA) là việc phân bổ tài sản lệch khỏi phân bổ tài sản chiến lược đã đề ra ban đầu để kiếm lời từ dự báo các cơ hội ngắn hạn. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể quyết định tạm thời đầu tư nhiều danh mục đầu tư vào cổ phiếu hơn so với qui định của phân bổ tài sản chiến lược nếu anh ta dự đoán rằng cổ phiếu sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn trong ngắn hạn so với các loại tài sản khác.

Trong bài viết tiếp theo, tôi sẽ chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của các chiến lược khác nhau, cùng với nhiều bình luận khác.

Chúc một ngày tuyệt vời!
Dance with the trend,
Greg Morris

Bài viết của bác Morris tạm dừng tại đây, anh em mà quan tâm thì để lại comment rồi mình săn lùng các bài viết tiếp và dịch dần cho anh em nhé. Nói chung thấy nhiều nhiều người thì mình chơi tiếp chứ không thì xin phép dừng lại :D
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Đúng là thấy trên diễn đàn ít người quan tâm đến ck. Hôm trc mình có hỏi mà ko thấy ai nói gì :))
 
Về cơ bản thì có 2 trường phái là đầu tư giá trị và lướt sóng ngắn hạn. Anh em mê tốc độ, thích lướt sóng thì qua lướt phái sinh, vàng, FX sướng hơn, nhanh, đòn bẩy cao, lướt cả 2 chiều lên xuống, không vướng T+3 , quan tâm đến cổ cánh làm gì cho mệt :D Còn các bác trường phái giá trị thì thứ nhất là số lượng cũng hiếm hoi trong thời buổi này, thứ hai là các bác cũng chả dại gì công bố các công trình nghiên cứu tâm huyết của mình lên để rồi anh em lại nhảy vào tranh mua tranh bán với các bác. Như mình có vài mã ngon nhưng thanh khoản thấp nên phải ngồi canh xúc ròng rã cả tháng, có mã mất 2 tháng :mad: nếu công bố ra thì có mà ăn cám :confused:
 
Về cơ bản thì có 2 trường phái là đầu tư giá trị và lướt sóng ngắn hạn. Anh em mê tốc độ, thích lướt sóng thì qua lướt phái sinh, vàng, FX sướng hơn, nhanh, đòn bẩy cao, lướt cả 2 chiều lên xuống, không vướng T+3 , quan tâm đến cổ cánh làm gì cho mệt :D Còn các bác trường phái giá trị thì thứ nhất là số lượng cũng hiếm hoi trong thời buổi này, thứ hai là các bác cũng chả dại gì công bố các công trình nghiên cứu tâm huyết của mình lên để rồi anh em lại nhảy vào tranh mua tranh bán với các bác. Như mình có vài mã ngon nhưng thanh khoản thấp nên phải ngồi canh xúc ròng rã cả tháng, có mã mất 2 tháng :mad: nếu công bố ra thì có mà ăn cám :confused:

Tiền từ thị trường thiếu gì bác, sao phải hạn chế bản thân. Công bố 10 lần thắng thua nó cũng vậy ah :D
 
Tiền từ thị trường thiếu gì bác, sao phải hạn chế bản thân. Công bố 10 lần thắng thua nó cũng vậy ah :D
Đầu tư dài hạn nó khác lướt sóng ở chỗ là nếu đã thấy mã nào tốt, hợp ý thì sẽ canh mua liên tục trong thời gian dài, thậm chí trong nhiều năm, bất cứ khi nào có cơ hội. Phải luôn canh các dịp TT điều chỉnh hoặc khủng hoảng để mua. Nếu bác đã từng canh gom mua các mã kém thanh khoản thì bác sẽ hiểu. Không dám đặt 1 lệnh lớn, phải thả vào từ từ rất nhiều lệnh nhỏ, mua từng ít một, thì mới mua được ở vùng giá tốt. Mỗi đợt nó điều chỉnh thì cũng chỉ mua được một ít thôi, đến khi nó tăng lên lại là lại phải ngồi chờ dịp khác, chờ dài cổ. Nên tâm lý chung là càng ít người biết đến nó càng tốt, càng dễ gom.
 
Đầu tư dài hạn nó khác lướt sóng ở chỗ là nếu đã thấy mã nào tốt, hợp ý thì sẽ canh mua liên tục trong thời gian dài, thậm chí trong nhiều năm, bất cứ khi nào có cơ hội. Phải luôn canh các dịp TT điều chỉnh hoặc khủng hoảng để mua. Nếu bác đã từng canh gom mua các mã kém thanh khoản thì bác sẽ hiểu. Không dám đặt 1 lệnh lớn, phải thả vào từ từ rất nhiều lệnh nhỏ, mua từng ít một, thì mới mua được ở vùng giá tốt. Mỗi đợt nó điều chỉnh thì cũng chỉ mua được một ít thôi, đến khi nó tăng lên lại là lại phải ngồi chờ dịp khác, chờ dài cổ. Nên tâm lý chung là càng ít người biết đến nó càng tốt, càng dễ gom.

Không kiếm được tiền đơn giản là vì suy nghĩ kiếm tiền khó. Chứ tớ thấy kiếm tiền từ market dễ ẹc à :)
 
Đầu tư dài hạn nó khác lướt sóng ở chỗ là nếu đã thấy mã nào tốt, hợp ý thì sẽ canh mua liên tục trong thời gian dài, thậm chí trong nhiều năm, bất cứ khi nào có cơ hội. Phải luôn canh các dịp TT điều chỉnh hoặc khủng hoảng để mua. Nếu bác đã từng canh gom mua các mã kém thanh khoản thì bác sẽ hiểu. Không dám đặt 1 lệnh lớn, phải thả vào từ từ rất nhiều lệnh nhỏ, mua từng ít một, thì mới mua được ở vùng giá tốt. Mỗi đợt nó điều chỉnh thì cũng chỉ mua được một ít thôi, đến khi nó tăng lên lại là lại phải ngồi chờ dịp khác, chờ dài cổ. Nên tâm lý chung là càng ít người biết đến nó càng tốt, càng dễ gom.

Đầu tư chứng khoán sợ nhất là thanh khoản kém, đợt cuối tuần trước ngồi uống cafe với mấy bác bên HSC với SSI nghe kể về chuyện nghề (Nhận cầm TK khách), nói chung thị trường lên thì okay hết nhưng khi nó xuống cho 1 phát là bán không được! Và cái chết thường đến từ đấy....
 
Đầu tư dài hạn nó khác lướt sóng ở chỗ là nếu đã thấy mã nào tốt, hợp ý thì sẽ canh mua liên tục trong thời gian dài, thậm chí trong nhiều năm, bất cứ khi nào có cơ hội. Phải luôn canh các dịp TT điều chỉnh hoặc khủng hoảng để mua. Nếu bác đã từng canh gom mua các mã kém thanh khoản thì bác sẽ hiểu. Không dám đặt 1 lệnh lớn, phải thả vào từ từ rất nhiều lệnh nhỏ, mua từng ít một, thì mới mua được ở vùng giá tốt. Mỗi đợt nó điều chỉnh thì cũng chỉ mua được một ít thôi, đến khi nó tăng lên lại là lại phải ngồi chờ dịp khác, chờ dài cổ. Nên tâm lý chung là càng ít người biết đến nó càng tốt, càng dễ gom.

Nếu một lần gom của bác hơn 100 tỉ thì có lẽ sẽ cần cân nhắc tới vấn đề này
 
Đầu tư chứng khoán sợ nhất là thanh khoản kém, đợt cuối tuần trước ngồi uống cafe với mấy bác bên HSC với SSI nghe kể về chuyện nghề (Nhận cầm TK khách), nói chung thị trường lên thì okay hết nhưng khi nó xuống cho 1 phát là bán không được! Và cái chết thường đến từ đấy....
Nói chung là mình cũng ít thích bình luận về đầu tư giá trị bác ạ, vì nó thuộc loại contrarian, nên hay bị make argument :D Nếu gọi là sợ market xuống chạy không kịp thì vẫn chưa phải là đầu tư giá trị dài hạn, vẫn còn đâu đó nét lướt sóng :D Theo quan điểm cá nhân của mình, có thể không hợp với quan điểm của nhiều bác (phải nói thế để tránh bị ném đá), đầu tư giá trị là đầu tư vào doanh nghiệp, là sở hữu một phần doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp vẫn làm ăn tốt trong dài hạn thì TT xuống lại là cơ hội hơn là nguy cơ :D Tất nhiên là chẳng ai dại gì đổ hết tiền vào một cổ phiếu kém thanh khoản, vẫn phải diversify ở một mức độ nào đó. Nhưng theo trường phái của ông Peter Lynch thì những cổ phiếu kém thanh khỏan, chán ngắt, tẻ nhạt lại là những thứ ổng rất khoái. Mình cũng bị ảnh hưởng từ ông cụ nhiều :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,507 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 389 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 905 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 314 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 399 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,766 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên