Giải thích đầy đủ nhất về chỉ báo Bollinger Bands và cách áp dụng đúng nhất vào quá trình giao dịch

Giải thích đầy đủ nhất về chỉ báo Bollinger Bands và cách áp dụng đúng nhất vào quá trình giao dịch

Giải thích đầy đủ nhất về chỉ báo Bollinger Bands và cách áp dụng đúng nhất vào quá trình giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Chỉ báo Bollinger Bands là một trong những chỉ báo giao dịch mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất mà nhà giao dịch có thể lựa chọn. Bollinger Bands có thể được sử dụng để xác định sức mạnh của xu hướng, xác định thời điểm vào lệnh và và thời điểm mà thị trường đảo chiều.

Chỉ báo Bollinger Bands không phải là chỉ báo trễ vì nó được điều chỉnh theo hành động giá hiện tại của thị trường.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em cách thức sử dụng chỉ báo Bollinger Bands đúng cách để cải thiện kỹ năng đọc biểu đồ và xác định được điểm vào lệnh có xác suất cao.

Giải thích về chỉ báo Bollinger Bands


Chỉ báo Bollinger Bands gồm có 3 đường, một đường trung tâm và 2 đường band ngoài được tính toán dựa trên độ lệch chuẩn.

2 đường band ngoài của chỉ báo dựa trên sự biến động của giá, có nghĩa là chúng sẽ mở rộng khi giá biến động mạnh và có xu hướng mạnh mẽ. Ngược lại, khi thị trường đi ngang thì các dải band ngoài này thường co lại và có biến động tương đối thấp.

Vậy cho nên đuôi nên càng dài thì độ biến động càng cao và các dải band của chỉ báo Bollinger Bands càng cách xa nhau.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-9-11_10-23-34.png


Ô vuông đầu tiên và cuối cùng, 2 đường band ngoài của chỉ báo Bollinger Bands mở rộng thể hiện thị trường biến động mạnh và ngược lại, ô vuông số 2 ta thấy các đường band co lại thể hiện thị trường biến động thấp.

Một thành phần quan trọng của chỉ báo Bollinger Bands chính là độ lệch chuẩn, nó đo lường sự biến động giá và độ lệch so với kích thước nến trung bình.

Nếu độ lệch chuẩn nhỏ có nghĩa là kích thước nến gần với kích thước nến trung bình, còn độ lệch chuẩn lớn thể hiện kích thước của nến không đồng đều và lệch hẳn so với kích thước nến trung bình.

Với độ lệch chuẩn là 2 có thể thấy rằng 95% tổng số điểm giá được quan sát sẽ nằm trong chỉ báo Bollinger Bands. Hình bên dưới thể hiện cho chúng ta điểm này:

upload_2023-9-11_10-23-59.png




Cho nên có thể thấy được rằng chỉ báo Bollinger Bands cung cấp cho trader tín hiệu đáng tin cậy.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem chỉ báo Bollinger Bands sẽ được áp dụng như thế nào trong việc giao dịch là tốt nhất.

Giao dịch theo xu hướng với chỉ báo Bollinger Bands


Chỉ báo Bollinger Bands không bị trễ nhiều vì chúng luôn tự động thay đổi theo hành động giá.

Chúng ta có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Bands để phân tích sức mạnh của xu hướng và thu được nhiều thông tin quan trọng theo cách này. Tuy nhiền thì có một số điều mà bạn cần chú ý khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands để phân tích xu hướng và hành động giá:
  • Trước khi một xu hướng mới xuất hiện chúng ta thường thấy chỉ báo Bollinger Bands co lại, điều này thường xảy ra trong quá trình thị trường đi ngang hoặc tích lũy trước khi có sự đột phá trong hành động giá.
  • Trong giai đoạn thị trường có xu hướng mạnh, giá thường nằm ở dải band ngoài và dải band này sẽ tiếp tục mở rộng khi có nến xu hướng lớn hơn xuất hiện.
  • Nếu giá không chạm tới dả band ngoài và di chuyển trở lại vào bên trong dải trung tâm, nó cho thấy động lượng xu hướng giảm dần và điều này giống như sự phân kỳ của giá vậy.
  • Việc giá liên tục được đẩy vào đường band ngoài không thúc đẩy xu hướng mà ngược lại đó có thể là u hiệu cho thấy thị trường cạn kiệt.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào một vài tín hiệu giao dịch cụ thể từ chỉ báo Bollinger Bands để hiểu rõ hơn về cách giao dịch với chỉ báo này như thế nào nhé.






Sự co lại của chỉ báo Bollinger Bands


Sư co lại của chỉ báo Bollinger Bands là tín hiệu cho thấy sự thay đổi của xu hướng hoặc sự tiếp diễn của xu hướng và đây chính là tín hiệu quan trọng đầu tiên.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-9-11_10-24-56.png


Có thể thấy rằng ban đầu giá đang nằm trong xu hướng tăng mạnh và sau đó thì bắt đầu đi ngang và trong giai đoạn đi ngang này thân nến nhỏ hơn và các dải band của chỉ báo thu hẹp lại. Thời gian co lại của chỉ báo nếu kéo dài thì đó là tín hiệu quan trọng.

Và các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo:

upload_2023-9-11_10-25-18.png

Có một sự phá vỡ mạnh mẽ khỏi vùng giá đi ngang cũng như giai đoạn thu hẹp của chỉ báo Bollinger Bandshành động giá sau đó mở rộng ngay lập tức, thể hiện thị trường có xu hướng mạnh mẽ.

Trong điều kiện thị trường có xu hướng, khi giá được đẩy theo một hướng với các nến có độ lớn dài, chỉ báo Bollinger Bands sẽ mở rộng xác nhận cho mức độ biến động cao của thị trường.



Cách giao dịch theo xu hướng với chỉ báo Bollinger Bands


Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-9-11_10-25-59.png


Đầu tiên là chúng ta thấy được tín hiệu xu hướng yếu đi. Sự cạn kiệt trong xu hướng này được thể hiện khi giá không bật qua được dải band ngoài của chỉ báo Bollinger Bands trong xu hướng tăng. Trong khi trước đó chúng ta thấy xu hướng tăng giá, giá đã có thể tiếp cận và giao dịch bên ngoài dải band ngoài trước thời điểm xu hướng cạn kiệt.

Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng có khả năng đảo chiều vì không thể tiếp tục tăng cao hơn được nữa.

Tiếp theo ta thấy giá di chuyển qua dải band đối diện và bắt đầu giao dịch phía bên ngoài dải band dưới một cách mạnh mẽ.

Mà như đã chia sẻ thì phần lớn thời gian giá sẽ nằm bên trong dải, nếu như có hành động giá giao dịch phía bên ngoài dải band là tín hiệu cho thấy xu hướng có sức mạnh cực độ.

Sau khi giá được đẩy ra bên ngoài dải band dưới, giá tiếp tục được đẩy mạnh xuống bên dưới dải band dưới xác nhận cho cho xu hướng mới đươc hình thành.

Cho đến khi nào bạn thấy chỉ báo Bollinger Bands lại co lại thì đó lại là một giai đoạn thay đổi xu hướng nữa được bắt đầu.



Giao dịch pullback với chỉ báo Bollinger Bands


Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2023-9-11_10-26-27.png


Có thể thấy điều kiện thị trường hiện tại là đang có xu hướng giảm tổng thể vì giá liên tục được đẩy xuống bên dưới của dải band dưới. Sau đó thì chúng ta thấy chỉ báo Bollinger Bands bắt đầu thu hẹp lại, thậm chí ta thấy giá còn đạt đến dải band trên.

Phản ứng của giá ở dải band trên có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về hành động giá trên thị trường.

Ta thấy giá chỉ hoạt động ở dải band trên một thời gian sau đó thì bị từ chối và giảm ngược trở lại, động thái hành động giá bị từ chối nhanh chóng này có thể coi là sự từ chối nỗ lực tăng giá của thị trường. Nếu như sự từ chối như vậy được theo sau bởi một nến giảm mạnh thì nó có thể là tín hiệu báo trước cho một đợt giảm giá sau đó.

Các bạn cùng xem phần biểu đồ tiếp theo:

upload_2023-9-11_10-26-45.png

Như vậy có thể thấy được rằng sau khi bị từ chối ở dải band trên, giá bắt đầu quay trở lại đường band dưới ngay lập tức, và xu hướng giảm được tiếp diễn. sự từ chối nhanh chóng và theo sau là một động thái giảm mạnh chính là tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm mạnh mẽ trong trường hợp này.



Giao dịch đảo chiều với chỉ báo Bollinger Bands


Cuối cùng, đó là chúng ta có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Bands để giao dịch đảo chiều. và để xác định được tín hiệu đảo chiều từ chỉ báo Bollinger Bands thì chúng ta cần kiểm tra tín hiệu từ khung thời gian ngày.

Tín hiệu mà chúng ta cần tìm kiếm trên khung thời gian này đó là một cây nến tăng vọt ra phía bên ngoài dải band ngoài nhưng cuối cùng lại bị từ chối ngay lập tức.

Tín hiệu từ chối càng mạnh sẽ thể hiện tín hiệu đảo chiều từ dải band ngoài càng mạnh.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-9-11_10-27-16.png

Ta thấy thị trường tăng đột biến đến đường band trên của chỉ báo Bollinger Bands, và một tín hiệu phá vỡ giả xảy ra quanh đỉnh trước đó đồng thời cũng là đường band ngoài của chỉ báo.

Tín hiệu từ chối giá ở đường band ngoài trên khung thời gian cao hơn là tín hiệu quan trọng để bạn có thể giao dịch đảo chiều. Tuy nhiên đây không phải là khung thời gian để bạn giao dịch. Chúng ta sẽ về khung thời gian thấp hơn để tìm điểm vào lệnh.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới là khung thời gian thấp hơn, chúng ta có thể tìm cơ hội giao ở khung thời gian này:

upload_2023-9-11_10-27-46.png


Nói chung là các đợt tăng giảm đột biến ở đường band ngoài của chỉ báo Bollinger Bands trên khung thời gian thấp hơn là các tín hiệu giao dịch tuyệt vời. Đặc biệt là khi nó còn được hợp lưu với các yếu tố khác như mức hỗ trợ kháng cự quan trọng trong khung thời gian cao hơn cũng như các tín hiệu cạn kiệt trong hành động giá.

Trên đây là những tín hiệu quan trọng của chỉ báo Bollinger Bands mà chúng ta có thể áp dụng vào trong quá trình giao dịch.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên