Gồng lỗ - Chuyện muôn thuở của trader và cách để thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

Gồng lỗ - Chuyện muôn thuở của trader và cách để thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

Gồng lỗ - Chuyện muôn thuở của trader và cách để thoát khỏi vòng xoáy thua lỗ?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,304
32,458
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ của tác giả Josh Deats trên trang blog.redpilltrades.com nhé mọi người...

***​

Nếu có một thứ giết chết hiệu suất giao dịch thì đó chính là "gồng lỗ" (nắm giữ lệnh thua). Lý do số một khiến hầu hết các trader thất bại là vì họ để thua lỗ vượt quá tầm kiểm soát.

Những ngày giao dịch đầu tiên của tôi rất tuyệt vời. Tôi đã tốt nghiệp đại học vào năm 2009 và mới nhận được khoản tiền lương đầu tiên với tư cách là kỹ sư ở J&J (Janssen).

vi-sao-trader-gong-lo-traderviet1.jpeg


Tôi đã lên kế hoạch tiết kiệm, mua một căn nhà và bắt đầu nạp tiền vào tất cả các ngân hàng bị suy sụp sau năm 2008. Bank of Ireland, Allied Irish Bank và ngân hàng yêu thích nhất mọi thời đại của tôi - Bank of Greece. Cổ phiếu của chúng thấp đến mức không có gì có thể xảy ra sai sót! (Tôi nhớ tuổi trẻ và tinh thần này). Tôi sẵn sàng chi từng đồng tiền lương vào những ngân hàng hời nhất mà tôi có thể tìm thấy, đặc biệt là các ngân hàng châu Âu.

Tôi bắt đầu mua cổ phiếu ngân hàng và nhiều cổ phiếu trong số đó bắt đầu đi lên và có lãi gần như ngay lập tức. Tôi rất vui mừng và đã phạm phải sai lầm đầu tiên khi nghĩ rằng "trading rất dễ dàng". Bank of Ireland đã tăng gấp bội số tiền tôi bỏ vào.

Sau điểm mua của tôi (ngay phía dưới nơi bạn nhìn thấy mũi tên màu xanh), các ngân hàng châu Âu chưa bao giờ phục hồi.

vi-sao-trader-gong-lo-traderviet2.png

Này thì "mua đáy"...​

Lần mua cổ phiếu tiếp theo của tôi là với ngân hàng Bank of Greece. Tôi tự nghĩ: “Mình sẽ lấy số tiền kiếm được €6K của mình và biến nó thành ít nhất €24K”.

Tại thời điểm này, tôi đang lùng sục trên Internet và trên Stocktwits khi tích cực theo đuổi những thành kiến của mình - tất cả chúng ta đều sẽ giàu có!

Và bạn biết không, đúng là chúng ta rồi sẽ trở nên giàu có. Nhưng đó là giàu kinh nghiệm về việc thị trường có thể hủy hoại hoàn toàn tài chính của bạn như thế nào nếu bạn không biết mình đang làm gì:

vi-sao-trader-gong-lo-traderviet3.png

Bank of Greece đã "giúp" tôi chia tay hơn 90% khoản đầu tư của mình. Đây là lúc tư duy Loại 1 hình thành và tôi tự dối lòng mình rằng: "Mất tiền cũng chẳng sao" hay "Giá sẽ đảo chiều trở lại, nó buộc phải như vậy". Tôi bắt đầu cái vòng xoáy thua lỗ ban đầu của những trader mới thành những khoản lỗ khó thoát ra. Quá trình hợp lý hoá và biện minh bắt đầu. Tôi liên tục tự hỏi mình những câu như:
  • Làm sao giá có thể tiếp tục lao dốc được? Nó đã thấp đến thế rồi? (Incorrect assumptions - những giả định sai lầm)
  • Bank of Ireland đã có diễn biến rất tốt, đây chính là câu chuyện xoay chuyển tình thế của EU! (Recency bias - Thiên kiến do những tác động gần đây)
  • Giá sẽ quay trở lại vào ngày mai! (Denial - Từ chối)
  • Mình chưa thua vì chưa bán, giá sẽ quay trở lại thôi! (Ego protection - Bảo vệ cái tôi)
  • Ôi! Một cơ hội mua. Hy vọng giá còn xuống thấp hơn nữa.
  • Được rồi, giá đã đi xuống. Mình có thể trung bình giá giảm (average down).
  • Mình tin vào EU (Thật ngây thơ và hồn nhiên làm sao!)


Giới thiệu về thiên kiến và tâm lý giao dịch


vi-sao-trader-gong-lo-traderviet5.png

Tôi đang trải qua cái gọi là - the disposition effect (hiệu ứng ngược vị thế) - được kết hợp bởi cái tôi và sự kém cỏi vô thức khác. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của chúng ta bằng cách khiến chúng ta ôm những lệnh âm (ngay cả khi chúng sai) hoặc có cảm xúc gắn bó với mọi thứ vì một số lý do:
  1. Cái tôi và nhu cầu được "đúng"
  2. Nỗi đau khi chấp nhận một khoản lỗ
  3. Hy vọng và lòng tham
  4. Tìm kiếm sự xác nhận từ bên ngoài
Chúng ta chốt các lệnh thắng sớm và nhận được những khoản lợi nhuận nhỏ, trong khi lại "chảy máu" ở một nơi khác.

Khi tôi còn trẻ, tất cả những gì tôi làm là tìm kiếm trên mạng một câu chuyện na ná với câu chuyện của mình và xoa dịu nỗi đau mất mát. Trớ trêu thay, nỗi đau liên quan đến mất mát lại chính là vấn đề. Thua lỗ là một phần của lợi nhuận kỳ vọng trên thị trường nếu bạn biết các con số giao dịch và lợi thế của mình.

Vấn đề là, rất ít trader có tầm nhìn sâu sắc như vậy. Kết quả cuối cùng là, họ thiếu trách nhiệm giải trình và đổ lỗi cho thị trường.

Thị trường không có lỗi. Chúng ta mới là người quyết định mua hay bán. Thị trường không quan tâm đến "hiệu ứng vị thế ngược".

Việc cá nhân hoá từng khoản lỗ trong giao dịch và bất kỳ "nghệ thuật biểu diễn" nào khác đều khiến bạn rất khó phục hồi cảm xúc trở lại. Nhưng phục hồi trở lại là một trong những đặc điểm quan trọng cần có để tồn tại lâu dài trong trading.

Học hỏi từ những thua lỗ


Để loại bỏ "hiệu ứng ngược vị thế" này, tôi đã phát triển các quy tắc sau đây nhằm giúp tôi tin vào kế hoạch giao dịch của mình:
  1. Tôi không thể để cổ phiếu của mình đi xa hơn mức dừng lỗ được xác định trước. Điểm dừng lỗ đó không được vượt quá 10% giá mua bất kỳ nào và lý tưởng nhất là dưới 6%. Tôi không bao giờ phá vỡ quy tắc này nữa. Một quy tắc cổ điển từ William O'Neil.
  2. Trading là câu chuyện của xác suất. Không có đúng hay sai, chỉ có sự phân bổ thống kê là có lợi cho tôi theo thời gian. Cách duy nhất để giành chiến thắng là có một hệ thống hoạt động hiệu quả và trade nó.
  3. Tôi không kiểm soát được kết quả, ngoại trừ việc nơi chốt lãi hoặc dừng lỗ nằm ở đâu. Những điểm này sẽ giúp tôi trở thành một nhà giao dịch vô địch.
  4. Tôi thà học cách giao dịch và học một nguyên tắc, còn hơn là gặp may và không thể lặp lại nó. Tôi muốn một kỹ năng, chứ không phải một tờ vé số.
  5. Quy trình mới là sức mạnh. Tiền chỉ là thứ yếu.
  6. Không bao giờ ném tiền vào một cổ phiếu đang thua lỗ. Đó là hành vi của kẻ thua cuộc. Bạn sẽ không muốn trở thành một "nhà đầu tư từ thiện" nhỉ?
Như một trong những huyền thoại đầu tư - Paul Tudor Jones - đã từng nói:

vi-sao-trader-gong-lo-traderviet4.jpeg

"Đừng bao giờ bình quân giá xuống các lệnh thua. Hãy giảm khối lượng giao dịch của bạn xuống khi bạn đang giao dịch tệ; tăng khối lượng lên khi bạn giao dịch tốt. Đừng bao giờ giao dịch trong tình huống mà bạn không có quyền kiểm soát. Chẳng hạn, tôi không mạo hiểm khoản tiền đáng kể nào trước các báo cáo quan trọng, vì đó là cờ bạc, không phải trading."

Tóm lại, nguyên nhân khiến chúng ta hay gồng lỗ đến từ việc:
  • Cơ chế phòng vệ nguyên thuỷ của chúng ta đang kiểm soát hành vi của chúng ta. Chúng ta mất kiểm soát và dễ xúc động.
  • Chúng ta đang giao dịch ngoài kế hoạch của mình hoặc không tuân theo kế hoạch, thậm chí tệ hơn là chúng ta chưa lượng hoá và hiểu rõ hệ thống giao dịch/ kỳ vọng của hệ thống giao dịch.
  • Tâm trí của chúng ta đang coi việc dừng lỗ như một điều sai lầm thay vì là một "chi phí kinh doanh".
  • Cái tôi của chúng ta đang làm chúng ta mù quáng trước hoàn cảnh khách quan bằng cách cố gắng "bảo vệ" chúng ta.

Trong trading cũng như trong cuộc sống, nếu bạn muốn vượt qua lối suy nghĩ giáo điều để có thể chinh phục thành công, bạn cần phải hành động một cách tàn nhẫn, trung thực với chính mình và cắt lỗ sớm.

Tôi coi thua lỗ là một hàm số của lợi nhuận kỳ vọng dựa trên kế hoạch giao dịch của tôi và sự hiểu biết sâu sắc về rủi ro.

Hãy nhớ cắt lỗ trước khi chúng ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Giao dịch để bảo vệ tâm lý của bạn và tập trung vào quá trình. Đó chính là nơi ẩn giấu lợi nhuận khổng lồ!


Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,619 Xem / 1,105 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 377 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 760 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 319 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 623 Xem / 14 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên