Hãy ngừng giải cứu các tập đoàn lớn — Stop Bailing Out Big Boys!

Hãy ngừng giải cứu các tập đoàn lớn — Stop Bailing Out Big Boys!

Hãy ngừng giải cứu các tập đoàn lớn — Stop Bailing Out Big Boys!

LuceWayne

Active Member
172
401
Lưu ý: Thời điểm viết bài 15/05/2020.
Hiện tại: FED 15/06/2020, FED bắt đầu kế hoạch mua lại trái phiếu doanh nghiệp!
Có vè như FED đang làm đống mồi cháy trở thành lớn hơn khi cố gắng giải cứu họ?


Trước khi đọc bài viết, các bạn hãy đọc bài “Giải thích tại sao giá tài sản cổ phiếu, chứng khoán, nhà đất…tăng giảm. Cuộc chơi lớn!” để có thể hình dung được dòng tiền đi như nào, nó được chảy vào chỗ nào trước, chỗ nào sau.

Khi chu kỳ kinh tế diễn ra, nó sẽ làm rất nhiều tập đoàn lớn bé, cho đến kinh doanh nhỏ lẻ phá sản, lâm vào khó khăn.

Tôi muốn nói đến những tập đoàn cực lớn được giải cứu, không phải các công ty, kinh doanh nhỏ lẻ, vì sẽ chả ai giải cứu họ, họ sẽ bị mua lại và bị thâu tóm bởi các ông lớn.
Và các bạn đã được thấy hàng loạt các tập đoàn lớn “Too Big to fail” này được bơm hàng trăm tỷ USD để giải cứu khỏi phá sản vào năm 2008.

Và câu hỏi đặt ra là “Có nên tiếp tục giải cứu những tập đoàn lớn khi họ lâm vào tình thế khó khăn hay sắp phá sản?”

Chắc hẳn các bạn còn nhớ vụ cháy rừng Amazon vừa rồi, và hàng loạt vụ cháy rừng tại Mỹ cũng như tại Australia có thể nói rất nhiều người cảm thấy cực kỳ lo lắng cho lá phổi của Trái đất, nhưng tôi không nghĩ vậy.

Why?
chay.jpeg


Chúng ta có 2 loại cháy rừng: Man-made Fire (do con người làm) và Natural Fire (do tự nhiên làm). Nếu các bạn hỏi những nhà nghiên cứu sinh vật, thì họ sẽ nói cháy rừng do tự nhiên là cần thiết.

Đôi khi con người cũng cố tình tạo ra những vụ cháy nhỏ nhằm loại bỏ những xác cây, cành lá khô… tích lũy nhiều phía dưới để tránh những vụ cháy lớn hơn xảy ra.

Nếu bạn đã từng đi vào những khu rừng lớn và rậm rạp, bạn sẽ thấy phía trên đầu luôn là những cây cổ thụ lớn, với những tán lá dày và rộng, bên dưới mặt đất sẽ có rất ít ánh sáng mặt trời lọt được xuống. Khi bạn đi bộ bên dưới sẽ rất tối, do những cây lớn che phủ hết ánh sáng mặt trời ở phía trên.

Điều gì quan trọng nhất đối với một khu rừng? đó chính là ánh sáng mặt trời. Nó như là chất dinh dưỡng của cây vậy. Và những cây cổ thụ, những cây lớn sẽ luôn lấy hết dinh dưỡng đó từ trên đỉnh, những cây phía dưới tất nhiên sẽ còi cọc và khó phát triển lớn được.

Điều gì xảy ra vài tháng sau khi cháy rừng? Sau khi mọi thứ lớn bé đều bị cháy rụi.

chay 2.jpeg


Bem!!!! Ngay lập tức => Sự sống mới, thế hệ mới, cơ hội mới chia đều cho tất cả sinh vật đâm chồi nẩy lộc ở phía dưới ở tất cả mọi nơi, mọi ngóc ngách. Một màu xanh tuyệt đẹp được sinh ra sau đám bụi tro đen.

Những gì là tàn dư của vụ cháy rừng trước đó sẽ là phân bón, dinh dưỡng mới cho những cây cối hiện tại để phát triển.

Và quan trọng là ánh sáng mặt trời được chiếu đều trên tất cả.

Vậy cháy rừng hay khủng hoảng kinh tế là điều cần thiết?

Nó là cần thiết vì 60% những công ty nằm trong bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ (Fortune 500) từ năm 1970 không còn nằm trong danh sách đó nữa. Điều này diễn ra hết lần này đến lần khác… Để ai đó có được cơ hội đưa ra những ý tưởng, dịch vụ, sản phẩm… mới ưu việt hơn những thứ cũ kỹ và lạc hậu, không còn phù hợp với tương lai. Đó là lúc small bussiness có được cơ hội cạnh tranh và có được những sự khởi đầu mới công bằng hơn.

Bong bóng dotcom những năm 2000 là một ví dụ điển hình cho sự đổ vỡ của các công ty Internet điển hình là Netscape… và kéo theo đó là sự ra đời của những ông lớn trong làng công nghệ tại thời điểm hiện tại như Amazon, Apple, Facebook, Twitter…đem lại những công nghệ mới cho nhân loại.

Đó là vòng quay, chu kỳ.

Quay trở lại hiện tại khi cuộc khủng hoảng tồi tệ đang xảy ra thời điểm này và FED luôn có những kế hoạch để giải cứu các ông lớn.

Bạn có thấy việc một khu rừng với những cây cổ thụ vươn cao bị cháy cũng giống như kim tự tháp dòng tiền của nền kinh tế hiện tại khi xảy ra khủng hoảng?

Nó chỉ giống ở điểm trong tự nhiên những cây lớn sẽ lấy hết ánh sáng từ bên trên và hút hết chất dinh dưỡng dưới đất sâu — trong nền kinh tế những ông lớn sẽ luôn được hưởng lợi nhiều nhất từ việc dễ dàng tiếp cận nguồn tiền từ trên đỉnh và thậm chí hút lại dòng tiền tài sản từ phía dưới đáy kim tự tháp.

Còn sự khác biệt ở đây là khi xảy ra đám cháy trong tự nhiên, tất cả sẽ đều chết cháy kể cả lớn bé cách công bằng, nhưng với khủng hoảng kinh tế thì chỉ những tầng lớp thấp cổ bé họng chết còn những ông lớn sẽ lại được giải cứu.

Những công ty, tầng lớp kinh doanh nhỏ lẻ sẽ không bao giờ có cơ hội cạnh tranh và có thể vươn tới tầm cao tới những ông lớn.

Có đáng để giải cứu họ hay để cho họ phá sản?

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC tỷ phú công nghệ Chamath Palihapitiya đã không ngần ngại trả lời “YES” một cách ngắn gọn và dứt khoát khi ông được hỏi “Có phải anh đang muốn nói rằng nên để những công ty Zombies và tập đoàn hàng không là một ví vụ phá sản?”

Ngay cả với nền giáo dục khi trường đại học Harvard cũng nhận được 9 triệu USD tiền viện trợ do dịch Covid-19, điều đó thật là nực cười trong khị họ đã có tới 41 tỷ USD tiền tài trợ có sẵn.

This is fucking ridiculous!

Việc FED để không để họ phá sản từ những lần khủng hoảng trước cũng giống như việc con người không loại bỏ những đám cây cành lá khô, mà để chúng tích lũy thành những đám mồi lửa lớn làm đám cháy lớn hơn gây thiệt hại cách khủng khiếp. Đó cũng là những cục nợ lớn của các tập đoàn dẫn tới sự sụp đổ lớn hơn rất nhiều.

Trong khi những tập đoàn lớn đang lâm vào tình cảnh khó khăn và họ luôn phải kêu gào chính phủ và thậm chí người dân giải cứu họ thì những người trẻ, những thế hệ doanh nhân mới họ đang làm việc, xây dựng ngày đêm để đem lại những ứng dụng, sản phẩm mới tới những tầng lớp dưới đáy.

CEO của Chainlink @SergeyNazarov diễn thuyết tại Ethereum Denver hackathon đã không dấu khỏi sự phấn khích của chính mình khi nói về tương lai của blockchain nói chung và của Chainlink nói riêng. Tất cả mọi người sẽ tận dụng những lợi thế để giúp họ xây dựng những thứ thật sự hữu ích trong ngành công nghiệp mới này. Nó sẽ đem lại sức mạnh công nghệ, điện tử cho ngành công nghiệp tài chính, bảo hiểm… theo cách trickle down và đem lại lợi ích một cách công bằng nhất.

Trong những cuộc khủng hoảng sẽ luôn là cơ hội để sinh ra những thế hệ tài năng mới, những thần đồng mới, những phát minh, ý tưởng mới…Nó cũng giống như khu rừng sau thảm họa cháy sẽ là cơ hội công bằng và chia đều cho mọi giống loài phát triển xanh tốt khi ánh sáng và nguồn dinh dưỡng được chia đều cho tất cả.

phonix.jpeg


Để minh họa cho những start-up, những ứng dụng… được phát triển trong thời kỳ khủng hoảng và vượt qua được khủng hoảng tôi sẽ lấy hình ảnh của loài Phượng hoàng thần thánh (Phœnix) loài chim lửa được sinh ra từ đống tro tàn và trở thành bất tử.

“Vậy hãy để họ phá sản để những tầng lớp dưới có thể vươn lên một cách công bằng. Let them die” — Luce Wayne.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài!

Nguồn: https://medium.com/@LuceWayne_186400/hãy-dừng-giải-cứu-các-tập-đoàn-lớn-94d9a2bc5cf3
 

Đính kèm

  • phonix.jpeg
    phonix.jpeg
    71.2 KB · Xem: 4

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên