[Keep it simple] - 5 cách đọc biểu đồ Price Action một cách dễ dàng!

[Keep it simple] - 5 cách đọc biểu đồ Price Action một cách dễ dàng!

[Keep it simple] - 5 cách đọc biểu đồ Price Action một cách dễ dàng!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Đọc các tín hiệu price action là một việc làm rất quan trọng, nhưng rất nhiều trader lại hay phức tạp hóa nó lên và dễ bị nhầm lẫn hoặc họ không nắm được quy trình và những gì mà họ đang cần tìm kiếm.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn 5 cách giữ cho việc đọc biểu đồ một cách đơn giản để hiểu được hành động giá và động lưc giá một cách hiệu quả hơn.

1. Swings – Các đỉnh đáy


Bất cứ khi nào nhìn vào biểu đồ, bạn nên bắt đầu bằng cách phân tích cách mà các đỉnh đáy biểu thị trên biểu đồ. Và xác định chugs ta đang nằm trong thị trường nào, tăng, hay giảm, hay đi ngang,…

Để chi tiết hơn bạn cần xem các sóng xu hướng và các điểm xoay của sóng. Nếu các khoảng cách này tăng lên theo xu hướng thì nó thường cho thấy đó là dấu hiệu mạnh mẽ của xu hướng và ngược lại.

Cuối cùng, hãy nhìn vào độ sâu của các cú hồi. Những cú hồi nhẹ thường thể hiện một xu hướng mạnh, ngược lại những cú hồi sâu thể hiện động lực của xu hướng đang yếu dần.

Mặc dù điều này nghe có vẻ rất cơ bản, nhưng cách phân tích này có thể giúp bạn hiểu hơn về động lực giá của thị trường bạn đang xem xét.

Hình dưới đây cho thấy rõ về giai đoạn thị trường giảm giá, chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội để bán xuống theo xu hướng bằng các cú hồi kèm theo các mô hình giá như double top, hoặc false breakout,… Cho đến khi khoảng cách của các đáy giảm dần cũng cho thấy động lực giảm giá đã yếu đi thấy rõ.

đọc-biểu-đồ-price-action-traderviet.png

Bằng cách kết hợp phân tích các đỉnh đáy kết hợp với các mô hình giá kỹ thuật sẽ giúp bạn càng hiểu về cách đọc biểu đồ.

2. Hỗ trợ và kháng cự


Các ngưỡng hỗ trợkháng cự thường được sử dụng để tìm các điểm vào lệnh hoặc các điểm breakout có xác suất cao.

Biểu đồ dưới đây cho thấy các mức hỗ trợkháng cự ngang được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Từ các ngưỡng kháng cự hỗ trợ lớn đến nhỏ và cách giá phản ứng tại đó.

đọc-biểu-đồ-price-action-traderviet-1.png

Một cách sử dụng phổ biến đó là khi giá phá vỡ kháng cự thì nó sẽ trở thành hỗ trợ ở cùng một vùng giá và ngược lại.

Khi nói đến hỗ trợkháng cự, điều quan trọng cần nhớ đó là giá không nhất thiết phải phản ứng một cách chính xác, mà bạn nên linh động và tìm kiếm sự hợp lưu giữa trong cùng một khu vực (tức là một vùng giá) sẽ hiệu quả hơn. Như ví dụ phía trên.

Mẹo nhỏ: Một khi mức hỗ trợkháng cự trở nên quá rõ ràng, chúng ta sẽ thấy được hiện tượng giao dịch “tập trung”. Khi tất cả mọi người đều tập trung giao dịch cùng một mức giá thì nó rất có khả năng sẽ có dự phá vỡ giả (false breakout) xảy ra.

3. Phân tích sóng trong hành động giá


Phân tích sóng là một chủ đề thường bị bỏ qua trong phân tích kỹ thuật và khi bạn nghe thấy thuật ngữ “sóng”, bạn thường nghĩ về sóng Elliott. Tuy nhiên, có nhiều cách để phân tích về sóng. Khi kết hợp phân tích sóng với hỗ trợkháng cự cộng thêm các đỉnh đáy nó sẽ cho bạn thấy đây là cách phân tích rất hiệu quả.

Biểu đồ dưới cho thấy một vùng giá đi ngang với phạm vi khá rộng. Bên trái biểu đố cho thấy một xu hướng giảm mạnh (mũi tên màu đỏ). Khi giá không thể xuống thấp hơn thì nó tạo ra vùng demand ( vùng cầu). Xu hướng giảm đã chuyển qua xu hướng tăng (mũi tên xanh). Xu hướng tăng kết thúc với mô hình vai đầu vai điển hình. Tiếp theo giá chuyển qua xu hướng giảm ngắn hạn.

đọc-biểu-đồ-price-action-traderviet-2.png

Giá tiếp cận khu vực vùng demand đã tạo trước đó, đây cũng có thể là vùng mua lên lý tưởng. Sau đó, mô hình vai đầu vai ngược một lần nữa xuất hiện cho thấy giá chuyển tiếp qua hướng tăng cao hơn.

Có thể thấy rằng khi kết hợp phân tích sóng của các vùng đỉnh đáy kết hợp kháng cự hỗ trợ, vùng supply demand và các mô hình giá cho chúng ta cái nhìn cụ thể và bao quát hơn về thị trường.

4. Đường xu hướng


Đường xu hướng sẽ mang tính chất hơi chủ quan. Khi nói đến việc sử dụng các trendline, bạn nên tập trung vào 2 khái niệm chính:
  • Sự phá vỡ trendline mới hình thành có thể báo hiệu xu hướng bắt đầu có dấu hiệu thay đổi.
  • Việc giá test lại trenline sẽ là cơ hội giao dịch an toàn hơn.
Như biểu đồ dưới đây, cho thấy sự phá vỡ trendline có ít nhất 2 điểm chạm sẽ là tín hiệu tốt của việc thay đổi xu hướng (dấu x màu đỏ trên biểu đồ).

đọc-biểu-đồ-price-action-traderviet-3.png

Việc test lại trendline sau khi phá vỡ, được đánh dầu bằng mũi tên màu xanh. Và đây là điều xảy ra khá thường xuyên sau cú phá vỡ. Các trader giao dịch theo cú breakout thường sẽ hoang mang khi giá hồi lại retest, hiểu được điều này bạn sẽ không hề bất ngờ với các cú hồi của thị trường nữa.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể vẽ được một đường trendline hữu ích, vẽ trendline là cả một nghệ thuật. Và thực tế trader giao dịch với trendline càng lâu, họ càng hiểu công cụ và biết cách vẽ chúng. Trendline là vùng cản hợp lưu tốt trong việc báo hiệu các điểm chuyển tiếp xu hướng. Đặc biệt là sau xu hướng mạnh mẽ, việc phá vỡ nó có thể báo hiệu cơ hội giao dịch có xác xuất cao.

5. Đường trung bình


Đường trug bình là một công cụ hữu ích. Có 4 cách chính để sử dụng MA để hiểu ý nghĩa của biểu đồ hoặc thời điểm để giao dịch:
  • Bộ lọc điểm vào lệnh - chỉ thực hiện giao dịch theo hướng đường MA
  • Thời điểm vào lệnh khi giá hồi lại và test đường MA
  • Tạo ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  • Sự cắt nhau của 2 đường trung bình có thể báo hiệu sự chuyển đổi của xu hướng thị trường
Biểu đồ dưới đây gồm 2 đường MA (MA chu kỳ 100 và chu kỳ 20). Ở bên trái, chúng ta thấy một xu hướng tăng chậm hơn so với những đợt giảm sâu. Ở đây, MA 100 cung cấp tín hiệu tốt hơn. Ở bên phải, trong xu hướng giảm mạnh, đường MA 20 di chuyển nhanh hơn giúp chúng ta nắm bắt xu hướng tốt hơn. Đồng thời, sự giao nhau của 2 đường MA có thể báo trước sự chuyển đổi xu hướng của thị trường.

đọc-biểu-đồ-price-action-traderviet-4.png

Với ví dụ này chúng ta có thể thấy rõ, độ dài của MA phụ thuộc vào độ mạnh yếu của xu hướng. Sử dụng 2 đường MA khác nhau có thể đem đến những lợi ích nhất định.

Hi vọng bài viết này hữu ích với mọi người trên diễn đàn nhé. Chúc toàn thể anh em TraderViet cuối tuần vui vẻ ạ!

Trích nguồn: tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Anh có 2 nguyên tắc
1. Từ xa tới gần, to tới nhỏ: xem từ weekly tới daily và h4.
2. Từ chính đến phụ: xác định trend/range, hỗ trợ và kháng cự, sau đó là tìm các mẫu hình, xác định các thời điểm có tin tức quan trọng.

Anh em PA còn PP nào không?
 
Anh có 2 nguyên tắc
1. Từ xa tới gần, to tới nhỏ: xem từ weekly tới daily và h4.
2. Từ chính đến phụ: xác định trend/range, hỗ trợ và kháng cự, sau đó là tìm các mẫu hình, xác định các thời điểm có tin tức quan trọng.

Anh em PA còn PP nào không?
Từ quá khứ cho đến hiện tại: kéo chart về trước để xem
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên