[Kiến thức PTCB] Có mấy loại thước đo lạm phát, và dữ liệu lạm phát nào cần chú ý?

[Kiến thức PTCB] Có mấy loại thước đo lạm phát, và dữ liệu lạm phát nào cần chú ý?

[Kiến thức PTCB] Có mấy loại thước đo lạm phát, và dữ liệu lạm phát nào cần chú ý?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,795
Lạm phát là một thước đo quan trọng để đánh giá tình hình của một nền kinh tế, hoạt động của người tiêu dùng…đây là những điều mà các NHTW và các chính phủ rất quan tâm. Họ luôn cố gắng tìm cách giữ cho lạm phát ổn định (ở mức dương nhẹ) bởi một khi lạm phát mất kiểm soát, tác động lên kinh tế, xã hội là cực kỳ to lớn. Vậy có bao nhiêu cách đo lường dữ liệu lạm phát? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

inflation.jpeg


Các thước đo lạm phát: 1/ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)


Lạm phát là sự gia tăng giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ. Theo Erica Groshen, một học giả thỉnh giảng tại Đại học Cornell và là cựu ủy viên của Cục Thống kê Lao động Mỹ thì Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một dạng thước đo chung của lạm phát Mỹ.

Tại Mỹ, Cục Thống kê Lao động (BLS) thu thập giá hàng hóa và dịch vụ trung bình mà người tiêu dùng Mỹ mua để tính toán ra CPI. Hàng tháng, họ có khoảng 400 người trên khắp đất nước thu thập khoảng 80.000 loại giá cả của các loại hàng hoá - dịch vụ mà các hộ gia đình có thể tiêu thụ.

Rổ thị trường hàng hóa - dịch vụ đó bao gồm một loạt các mặt hàng như thực phẩm, ti vi, thuốc kê đơn, tiền thuê nhà, xăng dầu và học phí đại học…

Khi nhìn vào CPI, mọi người thường nhìn vào tỷ lệ thay đổi của chỉ số, và được biết đến với cái tên là lạm phát.

Inflation 05.jpeg


Các thước đo lạm phát: 2/ CPI lõi (Core CPI)


Khi BLS đưa ra chỉ số CPI mỗi tháng, sẽ có một con số chung cho chúng ta biết giá của 80,000 mặt hàng trong giỏ đã tăng hay giảm bao nhiêu. Nhưng có một con số khác - được biết đến với cái tên là “lạm phát lõi” - cố ý loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng vì chúng có xu hướng tăng lên rất nhiều. Bởi sự gia tăng của những mặt hàng thực phẩm và năng lượng thường không phản ánh áp lực lạm phát dài dạn, chúng có thể chỉ phản ánh các mô hình thời tiết hoặc tương tự như thế.

Các thước đo lạm phát: 3/ Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE)


Chỉ số PCE còn được gọi là chỉ số “Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân/ Chi tiêu của Người tiêu dùng”. Tại Mỹ, nó được tính toán bởi Văn phòng phân tích kinh tế, cùng một tổ chức tính toán ra số liệu Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP).

PCE thực chất sử dụng một số thông tin từ CPI làm dữ liệu đầu vào, chỉ là cách thức tính toán có sự khác biệt. David Wasshausen, trưởng bộ phận thu nhập và tài sản quốc gia tại Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho biết CPI và PCE “phần lớn là nhất quán với nhau” và có xu hướng “kể cùng một câu chuyện trong từng thời kỳ”.

Năm 2000, Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm theo dõi từ chỉ số CPI sang PCE trong việc thiết lập mục tiêu lạm phát của mình.

Wasshausen giải thích: “Một lý do khiến Fed thích xem xét chỉ số PCE là vì nó có thể phù hợp với khung tính toán GDP. Và để họ có thể nhìn vào nền kinh tế xem nó đang diễn tiến thế nào? Nó có đang tăng trưởng hay không? Nó có đạt được mức tăng trưởng mục tiêu không? Và sau đó họ sẽ xem xét rất cụ thể các mức giá mà người tiêu dùng trả trong cùng một khuôn khổ (tính toán) đó và đối chiếu nó với mục tiêu lạm phát mà họ đã đặt ra.”

inflation 02.jpeg

Các thước đo lạm phát: 4/ Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân lõi (PCE lõi)


Cũng giống như chỉ số CPI, chỉ số PCE cũng có một chỉ số phái sinh là PCE lõi - không bao gồm thực phẩm và năng lượng. Chỉ số PCE lõi là dữ liệu mà FED dùng để đặt mục tiêu lạm phát, bởi nó cho phép chúng ta nhìn thấy xu hướng cơ bản của lạm phát đang diễn ra thế nào trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân.

Đến đây thì anh em đã biết về các loại chỉ số lạm phát rồi nhé! Nhiều năm trước các chỉ số lạm phát tại Mỹ không được quan tâm nhiều, tác động của nó đến thị trường cũng rất ít bởi nó rất ổn định (dưới mức 2% trong hàng thập kỷ), nhưng đến khi đại dịch xảy ra, điều này đã thay đổi, lạm phát đang là dữ liệu được đặc biệt chú ý và biến động xung quanh thời điểm công bố cũng rất mạnh.

Cũng cần lưu ý rằng mặc dù CPI được biết đến rộng rãi hơn nhưng PCE mới là một thước đo lạm phát được FED ưa chuộng, sau này anh em đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của nó nhé!

Tham khảo: MarketPlace
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 100 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,499 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 355 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 881 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 283 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 394 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 150 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,761 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên