Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Một số thuật ngữ thường dùng trong kinh tế

Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Một số thuật ngữ thường dùng trong kinh tế

Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Một số thuật ngữ thường dùng trong kinh tế

Lưu Quốc Việt

Active Member
98
231
Những thuật ngữ kinh tế được nhắc đi nhắc lại khi xem những bản tin kinh tế, chắc hẳn đã có 1 vài lần các bác nghe qua những từ này. Những từ này có thể đã rất đỗi quen thuộc nhưng 1 vài từ các bác có thể chỉ nghe thoáng qua.

Tuy nhiên, mấy ai đã thật sự hiểu rõ được ý nghĩa của chúng? Vì thế, hôm nay em quyết định viết 1 chủ đề để phân tích sâu những thuật ngữ kinh tế này.

Tổng thu nhập và sản lượng


lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-mot-so-thuat-ngu-thuong-dung-trong-kinh-te-traderviet-1.png

Thước đo phổ biến nhất dùng để đo tổng sản lượng là Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product hay GDP). GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ 1 quốc gia trong thời gian 1 năm. Có 2 thành phần cơ bản mà ai cũng sẽ nhầm tưởng nằm trong thước đo GDP.

Thành phần thứ nhất là các giao dịch mua hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ. Đó có thể là 1 bức tranh của họa sĩ Rembrandt hay 1 căn nhà được xây dựng 20 năm trước. Thành phần thứ hai là các hoạt động mua và bán cổ phiếu và trái phiếu.

Vì những thành phần này không được sản xuất ra trong năm tính GDP nên nó không được liệt kê trong đó. Những hàng hóa trung gian mà đã được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, như đường trong 1 viên kẹo hay năng lượng dùng để sản xuất thép, cũng sẽ không được liệt kê 1 cách độc lập vì giá trị của chúng đã được chuyển đổi vào trong hàng hóa cuối cùng.

Vì thế, liệt kê chúng 1 cách độc lập trong GDP có nghĩa là giá trị của loại hàng hóa này sẽ được tính 2 lần. Tuy nhiên, 1 vài yếu tố khác không được tính vào như hàng hóa cuối cùng tạo ra từ con đường phạm pháp.

Tổng thu nhập là tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất (như đất đai, lao động và vốn) từ việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế trong thời gian 1 năm. Tổng thu nhập được xem như tương đồng với tổng sản lượng.

Vì tiền bỏ ra để mua hàng hóa cuối cùng nhất định sẽ quay về với chủ sở hữu yếu tố sản xuất dưới dạng thu nhập của người chủ này nên thu nhập phải bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

Ví dụ, nếu 1 nền kinh tế có tổng sản lượng là 10 nghìn tỷ đô thì tổng thu nhập phải trả trong nền kinh tế (tổng thu nhập) cũng phải là 10 nghìn tỷ.

So sánh giá trị thực và giá trị danh nghĩa


Khi tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tính dựa vào mức giá hiện tại thì giá trị GDP sẽ được gọi là GDP danh nghĩa.

Nếu giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ tăng gấp đôi nhưng lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra không đổi thì GDP tăng gấp đôi nhưng lợi ích mà người dân được hưởng từ lượng hàng hóa này là không đổi. Vì thế, giá trị danh nghĩa có thể là 1 thước đo sai lệch về sức khỏe nền kinh tế.

Một thước đo đáng tin cậy hơn về sức khỏe nền kinh tế thể hiện giá trị thông qua giá của 1 năm gốc, hiện giờ là 1996. GDP được đo với mức giá cố định được gọi là GDP thực; từ thực thể hiện rằng giá trị được tính theo giá cố định. Giá trị thực vì thế chỉ thay đổi khi mà giá cả số lượng hàng hóa và dịch vụ thay đổi mà thôi.

lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-mot-so-thuat-ngu-thuong-dung-trong-kinh-te-traderviet-2.jpg

Một 1 ví dụ ngắn sẽ giúp các bác dễ hiểu hơn. Giả sử các bác có thu nhập danh nghĩa là 120 triệu đồng vào năm 2014 và thu nhập danh nghĩa của bác vào năm 1996 chỉ có 60 triệu đồng. Vậy là tiền lương các bác ngày càng tăng , phải không? Không phải đâu nhé.

Tuy là thu nhập các bác tăng gấp đôi nhưng với số tiền 120 triệu đồng các bác chỉ có thể mua 1 lượng hàng hóa giống với lúc bác có thu nhập 60 triệu vì giá cả cũng tăng gấp đôi. Nếu lấy năm gốc là 1996 để đo giá trị thực, mức lương danh nghĩa 120 triệu ở năm 2004 chỉ còn là 60 triệu. Vì thế, lương của các bác vẫn giữ nguyên sau 8 năm nhé.

Vì giá trị thực đo lường lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra nên nó được sử dụng nhiều hơn.

Tổng mức giá


Tổng mức giá lá thước đo giá cả trung bình trong nền kinh tế. Ba thước đo tổng mức giá thường được nhắc đến trong các bản tin, tài liệu kinh tế. Thước đo thứ nhất là độ giảm phát GDP. Độ giảm phát GDP được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực. Vì thế, nếu GDP danh nghĩa năm 2004 là 10 nghìn tỷ đô nhưng GDP thực năm 2004 (năm gốc là 1996) là 9 nghìn tỷ đô thì

Độ giảm phát GDP = 10 nghìn tỷ / 9 nghìn tỷ = 1,11
Phương trình này cho thấy trung bình thì giá cả hàng hóa đã tăng 11% từ năm 1996. Thông thường thì thước đo mức giá cả thường được biểu hiện bằng 1 chỉ số giá. Chỉ số này lấy giá trị của năm gốc lá 100. Vì thế độ giảm phát GDP vào năm 2004 là 111.

lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-mot-so-thuat-ngu-thuong-dung-trong-kinh-te-traderviet-3.jpg

Theo ví dụ trên, nếu giá năm 2004 như hình thì giá của 1 tô miến lươn nước vào năm 1996 là khoản 31k

Một thước đo phổ biến khác của tổng mức giá (thường được FED tập trung theo dõi) là độ giảm phát PCE; giống với độ giảm phát GDP. Vì cái này ít dùng ở Việt Nam nên em xin phép không đi sâu. Thước đo mức giá được sử dụng nhiều nhất là chỉ số giá tiêu dùng (Cosumer price index hay CPI).

CPI được tính bằng cách định giá 1 rổ hàng hóa và dịch vụ thường được người tiêu dùng sử dụng. Nếu trong 1 năm, CPI tăng từ $ 500 sang $ 600 thì CPi tăng 20%. CPI cũng được thể hiện dưới dạng chỉ số giá với giá trị cơ bản là 100.

Mức độ tăng trưởng và lạm phát


Các bản tin kinh tế thường nhắc đến mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và cụ thể là mức độ tăng trưởng GDP thực. Mức độ tăng trưởng được tính bằng phần trăm tăng của 1 biến số sau 1 khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ, nếu GDP thực tăng từ 9 nghìn tỷ vào năm 2004 lên 9,5 nghìn tỷ vào năm 2005 thì múc độ tăng trưởng GDP

Mức độ tăng trưởng GDP= ( $9.5 nghìn tỷ - $9 nghìn tỷ)/($9 nghìn tỷ)x100
= 5,6%​

Lạm phát được tính bằng mức độ tăng trưởng của tổng mức giá. Vì thế, nếu độ giảm phát GDP vào năm 2004 là 111 và năm 2005 là 113, tỷ lệ lạm phát sử dụng độ giảm phát GDP sẽ là 1,8%

Lạm phát = (113-111)/111x100 = 1,8%

lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-mot-so-thuat-ngu-thuong-dung-trong-kinh-te-traderviet-4.jpg

Hình minh họa giảm và lạm phát

Kết luận


Với những định nghĩa vừa rồi, em mong các bác đã hiểu rõ hơn về 1 vài thuật ngữ kinh tế để có thể áp dụng dễ dàng hơn vào phân tích cơ bản cũng như kĩ thuật của mình.

Các bác nào muốn tham gia lớp học thì hãy comment "Tôi muốn tham gia" bên dưới nhé !!!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thầy giáo Việt (không biết có bà con gì với cô giáo Thảo không) lại ra bài mới rồi à
đúng rồi bác. Em chỉ mong bác ủng hộ bằng việc comment thui. Còn vụ cô giáo Thảo thì... bác comment nhiều thì em có thể mời cô ấy đến kèm riêng bác =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc xong nhức cả não. Có bác nào lấy em tờ rinh minh họa cho em dễ hiểu hơn hông.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên