Mô hình 2 chân sóng - góc nhìn sâu hơn về cách giao dịch Price Action của Al Brooks

Mô hình 2 chân sóng - góc nhìn sâu hơn về cách giao dịch Price Action của Al Brooks

Mô hình 2 chân sóng - góc nhìn sâu hơn về cách giao dịch Price Action của Al Brooks

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Bài viết này mình sẽ giới thiệu lại mô hình 2 chân sóng của Al Brooks dưới góc nhìn của Galen Woods. Mô hình 2 chân sóng là mô hình trade theo xu hướng rất đáng tin cậy. Đây là mô hình được nhiều Trader sử dụng và được Al Brooks giới thiệu trong cuốn Reading price chart bar by bar.

Mô hình 2 chân sóng - định nghĩa


Theo Al Brooks, ông định nghĩa mô hình 2 chân sóng hình thành trong đợt giá hồi khi giá tương tác với đường trung bình động. Đây là một trong những cách trade quan trọng khi xu hướng đang mạnh.

Trước khi chúng ta bắt đầu, mình sẽ giải thích lại về cách đếm chân sóng của Al Brooks. Bất kỳ nến nào đóng cửa bên trên giá cao nhất của nến trước đó sẽ tạo ra một chân sóng tăng và ngược lại nếu có nến đóng cửa bên dưới giá thấp nhất của nến trước đó sẽ hình thành chân sóng giảm.

mo-hinh-2-chan-song-goc-nhin-sau-hon-ve-cach-giao-dich-cua-al-brooks-traderviet.png

Chân sóng mới được tính khi có nến đóng cửa bên trên hay bên dưới nến trước đó

Quy tắc vào lệnh theo mô hình 2 chân sóng


Cách vào lệnh mua – mô hình giá M2B

1. Xu hướng tăng mạnh.
2. Mô hình 2 chân sóng giảm chạm đường EMA chu kỳ 20.
3. Vào lệnh bên trên cây nến chạm vào đường EMA chu kỳ 20.

Cách vào lệnh bán – mô hình giá M2S

1. Xu hướng giảm mạnh
2. Mô hình 2 chân sóng tăng chạm đường EMA chu kỳ 20.
3. Vào lệnh bên dưới cây nến chạm vào đường EMA chu kỳ 20.

Mô hình 2 chân sóng - ví dụ minh họa


Ví dụ trade thắng – mô hình M2S


mo-hinh-2-chan-song-goc-nhin-sau-hon-ve-cach-giao-dich-cua-al-brooks-traderviet-1.png

1. Sau khi giá vượt qua đường EMA theo chiều xuống, giá đã cố gắng bật ngược trở lại nhưng bị từ chối (hình thành một nhóm các nến sideway và đuôi nến hướng vào đường EMA). Giá sau đó tiếp tục bị đẩy xuống sâu hơn, xác nhận lực giá hiện tại đang giảm mạnh. Chú ý: ở đây ta chưa rõ xu hướng trước đó là tăng hay giảm. Đây là điểm yếu trong ví dụ của tác giả Galen Woods.

2. Lực giá giảm đã xác nhận kể từ khi giá chạm vào đường EMA chu kỳ 20. Ta sẽ đợi cho giá quay trở lại “kiểm tra” đường trung bình để tìm điểm vào lệnh bán.

3. Chú ý các đường chấm nhỏ trên chart, đây là điểm bắt đầu của từng chân sóng tăng. 2 chân sóng tăng trong đợt giá hồi với đuôi nến hướng lên trên là tín hiệu tốt chứng tỏ giá tiếp tục từ chối khi chạm đường EMA.

Ví dụ trade thua – mô hình M2B

mo-hinh-2-chan-song-goc-nhin-sau-hon-ve-cach-giao-dich-cua-al-brooks-traderviet-2.png

Tiếp tục là một phiên giao dịch trong thị trường S&P E-mini với chart khung thời gian M5:

1. Ngày giao dịch bắt đầu với một con sóng tăng và giảm nhưng không có xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên, khi giá giảm và tạo đáy mới, hàng loạt các cây nến có đuôi xuất hiện thể hiện lực mua mạnh tại khu vực này.

2. Con sóng đẩy tăng vượt bên trên đường EMA có vẻ rất mạnh khi thị trường tăng liên tục trong 8 nến với đáy nến lúc nào cũng cao hơn so với nến trước đó. Tuy nhiên, bên trong con sóng đẩy này vẫn tồn tại 3 nến trend bar (3 nến đỏ có nến đóng cửa gần giá thấp nhất) nghĩa là lực bán vẫn còn tồn tại trong con sóng đẩy này.

3. Sau khi xuất hiện 2 chân sóng giảm liên tục vào đường EMA (đường chấm nhỏ), thị trường cho chúng ta một nến pinbar tăng với đuôi nến hướng vào đường EMA. Lệnh giao dịch sẽ được đặt bên trên cây nến này. Nhưng sau đó, lệnh giao dịch của chúng ta thua lỗ sau khi giá sideway và đảo chiều.

Có một khác biệt quan trọng giữa lệnh thắng và lệnh thua trong 2 ví dụ này. Lệnh thua có lực giá ít rõ ràng hơn, giá chỉ vừa breakout khỏi vùng sideway. Thêm một yếu tố nữa trong ví dụ trade thắng, ta cũng chứng kiến giá đã từng từ chối đường EMA trước đó, đây có lẽ là yếu tố bạn cần bổ sung nếu muốn trade theo mô hình 2 chân sóng của Al Brooks.

Kết luận


Mô hình 2 chân sóng không phải là một mô hình không quá xa lạ với anh em Trader chuyên giao dịch theo xu hướng. Nếu anh em quan sát thị trường thường xuyên sẽ thấy mô hình này rất giống mô hình giá đảo chiều 2 đỉnh, 2 đáy nhưng có kết hợp với yếu tố quan trọng là xu hướng mạnh. Nguyên lý hoạt động của nó đơn giản là bẫy các Trader giao dịch ngược xu hướng hoặc các Trader giao dịch theo xu hướng ở khung thời gian thấp hơn.

Để giao dịch với mô hình này thành công, yếu tố quan trọng nằm ở việc bạn xác định đúng xu hướng, bạn cũng cần chú ý đến các dấu hiệu xác định độ mạnh của xu hướng và cách giá tương tác với đường EMA 20 vì đó là nơi chúng ta tìm điểm vào lệnh.

Hy vọng anh em đã hiểu rõ về mô hình giá quan trọng này. Mình sẽ giới thiệu một số mô hình giá khác, trước khi đi tiếp series bài viết của Al Brooks.

Comment vào bài viết nếu bạn thấy hay hoặc có ý tưởng đóng góp cho mô hình giá này nhé.

Xem thêm:

>> Thánh price action Al Brooks định nghĩa như thế nào về xu hướng thị trường?

>> Mô hình giá two leg và các dấu hiệu phát hiện một xu hướng mạnh theo Al Brooks


Tham khảo TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
mặc dù biết các anh em bitcoin đang lao đao nhưng những người trade forex như em chỉ mong bài dịch của bác @Khánh Trình như vầy. Confirm đã like ủng hộ rồi nhé. Mong bác đủ sức khỏe để ngày nào cũng lên 1 bài :D
 
tạm đọc và hiểu vậy thôi, chứ mình chưa áp dụng được vao trade bạn ạ, thank bạn nhé
 
à cho mình hỏi với: mô hình 2 chân sóng được tính từ đoạn giá hồi đấy à?
 
mặc dù biết các anh em bitcoin đang lao đao nhưng những người trade forex như em chỉ mong bài dịch của bác @Khánh Trình như vầy. Confirm đã like ủng hộ rồi nhé. Mong bác đủ sức khỏe để ngày nào cũng lên 1 bài :D
Mỗi ngày cứ gửi cho chú @Khánh Trình 2 lát sâm và 30 phút với Ngọc Trinh thì bài dịch nào cũng nhuyễn nhừ cho anh em hết
 
EURUSD chart D1 như thế này có đúng không bác?
- Chân sóng 3 + 4 nằm dưới EMA(20) như vậy thì vào lệnh có được không ạ?
- Chỗ này có tới 3 chân sóng giảm 6 + 7 + 8 liên tiếp. Coi như không tính chân sóng giảm số 6, vẫn vào lệnh với 2 chân sóng giảm 7 + 8 hả bác?
- Mô hình 2 chân sóng áp dụng từ M5 đến D1 luôn hả bác?

EUd119-8.jpg
 
EURUSD chart D1 như thế này có đúng không bác?
- Chân sóng 3 + 4 nằm dưới EMA(20) như vậy thì vào lệnh có được không ạ?
- Chỗ này có tới 3 chân sóng giảm 6 + 7 + 8 liên tiếp. Coi như không tính chân sóng giảm số 6, vẫn vào lệnh với 2 chân sóng giảm 7 + 8 hả bác?
- Mô hình 2 chân sóng áp dụng từ M5 đến D1 luôn hả bác?

View attachment 20221
- 3,4 ko phải mô hình 2 chân sóng.
- 6,7,8 là mô hình 2 chân sóng, nhưng bác xem kĩ thì chart muốn đi sideway nhiều hơn. Tuần sau mình nghĩ EU đi sideway chứ không tăng.
- PA nhạc nào cũng nhảy được :v
- MA bác dùng trên chart ko phải EMA20.
 
Hì, em nhầm với SMA ạ. Cám ơn bác nhiều!

Còn stop loss đặt ngay dưới nến vào lệnh đối với lệnh buy, và ngay trên nến vào lệnh đối với lệnh sell, phải không bác?

Còn take profit thì sao bác?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, em nhầm với SMA ạ. Cám ơn bác nhiều!

Còn stop loss đặt ngay dưới nến vào lệnh đối với lệnh buy, và ngay trên nến vào lệnh đối với lệnh sell, phải không bác?

Còn take profit thì sao bác?
stop loss thì đơn giản như bác nói thôi, còn exit thì phức tạp hơn, thường nếu trend mạnh như chart này thì bạn sẽ trailing stop theo nến daily, nhưng cũng là nhìn theo chart quá khứ mà phán thôi hehe :D
 
Em có chỗ thắc mắc nhờ các bác giải thích giúp với! Ở chân sóng giảm thứ hai (2st leg down) nến đỏ sau cùng chưa đóng cửa dưới điểm thấp nhất của nến xanh trước đó sao tính là chân sóng giảm được nhỉ!
mo-hinh-2-chan-song-goc-nhin-sau-hon-ve-cach-giao-dich-cua-al-brooks-TraderViet-png.18267
 
Em có chỗ thắc mắc nhờ các bác giải thích giúp với! Ở chân sóng giảm thứ hai (2st leg down) nến đỏ sau cùng chưa đóng cửa dưới điểm thấp nhất của nến xanh trước đó sao tính là chân sóng giảm được nhỉ!
mo-hinh-2-chan-song-goc-nhin-sau-hon-ve-cach-giao-dich-cua-al-brooks-TraderViet-png.18267
Có nhiều cách tính chân sóng, bạn tác giả của trang TSR thì dùng cách đếm theo giá high/low. Như trên hình bạn thấy khi nào giá tạo đỉnh nến cao hơn là sóng tăng, tạo đáy thấp hơn là sóng giảm. Nhưng có một số tác giả thì dùng màu nến hoặc nến đóng cửa, cách tính chân sóng như thế nào thì tùy mỗi người thôi bạn. Mình thì chọn cách tính như TSR :cool:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 91 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên