Nhà đầu tư học được gì từ thời kỳ lạm phát cao trong quá khứ?

Nhà đầu tư học được gì từ thời kỳ lạm phát cao trong quá khứ?

Nhà đầu tư học được gì từ thời kỳ lạm phát cao trong quá khứ?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,793
Lạm phát luôn là nỗi ám ảnh của các nhà đầu tư bởi nó bào mòn lợi nhuận mà họ kiếm được. Và ở thời điểm hiện tại, đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy lạm phát đang tăng tốc, vậy chúng ta có thể học được gì với những thời kỳ lạm phát cao trong quá khứ? Hãy cùng WallStreetJournal tìm hiểu ngay sau đây nhé!

-----​

Sau Thế chiến II, thị trường chứng khoán hoạt động tốt bất chấp lạm phát. Nhưng điều này chỉ kéo dài đến giữa những năm 1960. Lợi nhuận của cổ phiếu và trái phiếu kho bạc bắt đầu gặp khó khăn cho đến khi lạm phát của những năm 1970 được dập tắt.

Theo Ian Harnett, chiến lược gia trưởng mảng đầu tư tại Absolute Strategy Research, một trong những lý do khiến cổ phiếu hoạt động tốt trong những năm 1950 là do các quỹ hưu trí và các tổ chức tài chính khác lần đầu mua cổ phiếu. Điều này đã giúp phần bù rủi ro (risk-premium)* của chứng khoán giảm xuống.

Trong những năm 1970, phần bù rủi ro tăng trở lại và cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả khi lạm phát tiếp diễn. Manh mối tại sao điều này lại xảy ra nằm ở một chỗ khác trong nền kinh tế.

Sau chiến tranh, có những đợt lạm phát tăng cao, nhưng nền kinh tế thực sự phát triển mạnh mẽ đã khiến giá cả theo kịp đà tăng trưởng. Còn các nguồn lực được sử dụng cho chiến tranh lại được đưa vào sản xuất trở lại. Nhưng sau đó, từ giữa những năm 1960 trở đi, khoảng cách giữa tác động của tăng trưởng thực tế và lạm phát đã mở rộng.

Screen Shot 2021-06-22 at 17.21.41.png

Tỷ lệ lạm phát qua các năm​

Mọi thứ đã thay đổi vào những năm 1960. Chi tiêu lớn của chính phủ cho Chiến tranh Việt Nam và các chương trình Xã hội to lớn của Tổng thống Lyndon Johnson đã được đáp ứng với mức lãi suất thấp. Cung tiền tăng mạnh và lạm phát cao bắt đầu.

Nền kinh tế ấm lên. Ban đầu, khoảng trống sản lượng (output gap) - đo lường khả năng của một nền kinh tế trong việc sản xuất đủ hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng - đã bị âm khi cầu vượt quá cung.

Sau đó, vào cuối những năm 1960, việc cầu vượt quá cung đã ngày càng trầm trọng và trở thành xu hướng kéo dài. Và khi lạm phát tăng lên, lực lượng lao động cũng yêu cầu mức lương cao hơn.

Đồng thời, FED cũng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ chính trị, khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang là Arthur Burns đã hợp tác chặt chẽ với Richard Nixon để giúp ông tái đắc cử.

Giá trị của đồng USD đã biến động nhiều hơn sau khi Tổng thống Nixon đình chỉ khả năng chuyển đổi của đồng đô la thành vàng vào năm 1971 (tức xoá bỏ chế độ bản vị vàng). Điều này gióng lên hồi chuông báo tử cho Thỏa thuận Bretton Woods, thoả thuận vốn ràng buộc các đồng tiền quốc tế với nhau.

Đồng USD biến động mạnh hơn làm tăng giá nhập khẩu, khiến lạm phát trở nên bất ổn và không chắc chắn. Sự không chắc chắn có hại cho các nhà đầu tư và là một lý do tại sao phí bảo hiểm rủi ro vốn cổ phần tăng trở lại - và lợi nhuận thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng.

inflation 02.jpeg

Tiếp sau đó là cú sốc giá dầu đầu tiên, khi một số quốc gia Ả Rập ngừng xuất khẩu sang Mỹ để phản đối sự hỗ trợ của Mỹ đối với Israel.

Vậy hiện trạng của chúng ta đang như thế nào? Chúng ta đang có phần bù rủi ro ở mức thấp, khiến cổ phiếu không có nhiều “bộ đệm” chống lại sự không chắc chắn.

Chính phủ quyết tâm kích thích nền kinh tế và cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng không giống như giữa những năm 1960, khoảng trống sản lượng vẫn chưa được thu hẹp. Vai trò của FED là cực kỳ quan trọng, họ đã hứa sẽ để cho nền kinh tế nóng lên trong nhiệm vụ đạt được toàn dụng lao động. Nhưng nền kinh tế quá nóng dường như là một triển vọng không chắc chắn, đặc biệt là với sự gia tăng nhanh chóng của cung tiền.

Trong những năm 1970, vàng đã mang lại mức lợi nhuận (đã điều chỉnh theo lạm phát) rất cao, đây là một cách đầu tư không có trong thời kỳ hậu Thế chiến II bởi việc kinh doanh vàng là bị cấm.

Còn trong thị trường chứng khoán, các công ty thuộc các ngành công nghiệp theo chu kỳ, chẳng hạn như công ty hóa chất, khai thác mỏ, hoặc hàng không, hoạt động tốt hơn vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 so với các ngành công nghiệp phòng thủ như tiện ích hoặc các mặt hàng tiêu dùng chủ lực như xà phòng, thực phẩm và thuốc lá. Ngày nay, việc tránh những công ty công nghệ, hoặc ít nhất là những công ty hoạt động tốt trong môi trường lãi suất thấp (tức gặp bất lợi lớn khi FED tăng lãi suất) có thể là chìa khoá cho những bước đi đầu tư thành công.

(*) Phần bù rủi ro (Risk premium) là phần chênh lệch giữa tỉ lệ lợi tức yêu cầu của một khoản đầu tư thông thường với tỉ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa.

Tham khảo: WallStreetJournal
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 414 Xem / 27 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 3 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,692 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,305 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên