Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 21/08

Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 21/08

Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 21/08
bớt bớt nào thánh
con eurnzd đứng nhì mình còn bỏ
đâu có dại chơi với con chập giá này
chỉ là tò mò thánh Nô chơi GJ nên mới hỏi thêm thôi
Con EN cũng đẹp mà bác! Nó phá kênh trên của trend giảm, quay lại test và đi lên mà bác k quất tới bến ní à? E đang nói khung d1 nhé!
 
e nghe bác tả có phải bác đanh TK tiền thưởng đúng ko.nếu TK tiền thưởng thì là vậy đó, còn tiền mình thì chưa thấy sàn nào có lỗi đó cả. nên bác phải xem lại cài đặt Mt4 xem thế nào
em đăng ký bình thường bác à, tài khoản ECN, nảy em thử sell lot lớn cũng ko được nhưng đúng như bác nói buy thì được
 
Cu e lão an rút tiền rồi may thật...trading hôm nay ghê quá mình cầm chén thánh mà run hết cả tay ....
 
Con đó chạy mạnh nhất trong các cặp liên quan tới GBP hay sao á, hôm trước nhìn GJ giảm đc 60pips thì GA chạy đc 100pips rồi
Nó có cái sự điên của G và cái khó lường bất ổn của A :D
GCAD cũng thế, nói chung mấy đồng liên quan đến hàng hóa như CAD NZD AUD mà kết hợp với con 'GBP là đều chạy tùm lum hết :D
 
nếu về độ điên thì con nào qua đc gold chứ các cụ. Nó điên quá nên em cũng chùn tay với nó. Sang mấy cặp tiền đánh cho lành, ăn 20, 30pip nhưng vol gấp 5 thì cũng như gold thôi.
 
Chính trị đang chi phối kinh tế đây bác! Cứ làm cho chu kỳ 10 năm sắp xảy ra đến cực điểm đi! Rồi sau lại chẳng có suy thoái đâu! Suy thoái do ai tạo ra vậy bác? Để làm gì? Cái này thì tài phiệt nó trả lời! E chỉ làm thày bói thôi! Mạn đàm thêm với bác chút cho vui.
Suy thoái hay tăng trưởng do thị trường tạo ra. Không có cá nhân hay tổ chức nào làm dc những cái việc đó. Soros hay các tài phiệt, cá mập chó sói gì đó cũng chỉ là thính nhạy hơn bày cừu; họ phản ứng sớm hơn, hoặc là tạo ra các bẫy sập cho bầy cừu chết nhanh hơn.
Ví dụ như vụ Soros đánh sập đồng baht thái, vốn dĩ bản chất là do chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế của Thái có vấn đề. Khi Nhật gặp vấn đề trong tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư từ Nhật chạy qua Thái, Malay, Indo, Hàn. Suốt những năm 90s Thái phát triển quá nóng dựa vào nguồn vốn đầu tư vượt quá cả khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Thêm nữa thời gian trước 1997 Thái neo tỉ giá đồng baht vào usd để củng cố niềm tin dòng vốn đầu tư. Khi có hiện tượng rút vốn Thái vẫn cố neo tỉ giá bằng hoạt động bán usd để trợ giá baht. Cho đến khi các cá mập đánh hơi thấy dự trữ ngoại hối của Thái ko đủ cho việc đảm bảo tỷ giá thì mới đầu cơ giá xuống để dìm chết đồng Baht. Nói vậy để thấy cá mập ko tạo ra sự sụp đổ, sự sụp đổ nằm trong chính các chính sách kinh tế dẫn tới mất cân bằng trong tăng trưởng, cá mập chỉ biết là lỗ hổng ở đâu, khi nào thời cơ đến để hành động.
Mình nhắc lại câu chuyện khủng hoảng 1997 vì nó rất giống với khủng hoảng hiện nay. China thay thế Japan trong câu chuyện. Nhưng tình hình có vẻ sẽ tệ hơn rất nhiều vì China chưa đủ tiềm lực, vị thế và cả dự trữ như Japan những năm 90s. China đã phát triển thần tốc kể từ khủng hoảng 2008, tuy nhiên sự mất cân đối trong tăng trưởng là việc họ tăng trưởng dựa vào đầu tư quá nhiều, tín dụng phình to, và tốc độ tăng trưởng nợ còn nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Chính phủ china khuyến khích việc vay nợ, khi mọi người được tiếp xúc với nguồn tín dụng quá dễ dàng với lãi suất thấp, họ đem tiền ra nước ngoài đầu tư (mua bđs ở úc, vn, cam, mua các xa xỉ phẩm ở châu âu....). Kèm theo đó với kế hoạch khổng lồ "Vành đai và con đường" china trở thành chủ nợ của rất nhiều nước, nhưng thực chất họ chưa đủ dư dả để theo đuổi các siêu dự án. Hiện tại khi tình hình khó khăn chung toàn cầu, dòng vốn đầu tư đang cố tìm cách rút khỏi china nhưng bị china kìm hãm. Việc kìm hãm rút vốn bằng các chế tài khống chế lượng vốn rút sẽ chỉ giúp chết chậm hơn chứ cái chết vẫn sẽ tới. Theo mình chết nhanh vẫn dễ chịu hơn chết từ từ.
Khủng hoàng 1997 qua tới 2008 rồi tới 2019 đều có những sợi dây liên kết rất chặt chẽ. 1997 khi mà cả thế giới xem ĐNA và ĐA như là công xưởng toàn cầu (Malay, Indo, đặc biệt Thái), việc nguồn vốn ồ ạt đổ vào ĐNA và ĐA sau đó đồng loạt rút ra với tốc độ nhanh hơn đã đánh sập nền kinh tế các nước này. Khi dòng vốn rút ra, thì đến thời đại của internet và CNTT. Dòng vốn ngay lập tức được bơm vào thị trường Mỹ, đổ vào các công ty dot com, Âu Mỹ đối mặt với khủng hoảng mini do dot com gây ra những năm 2001. Sau đợt thanh trừng các cty dot com lừa đảo, tạo ra các siêu tập đoàn GG, AMZ, MS....Hiệu ứng đầu tư vào dot com thực ra vẫn là tốt, giúp cho CNTT toàn cầu phát triển nhanh nhất có thể. Nguồn vốn ở đầu tư dot com ở tại Mỹ quá nhiều đến mức dư thừa. Cộng với việc các sản phẩm phái sinh tài chính dễ dàng tiếp cận tới các khách hàng do internet phát triển nở rộ, ngành tài chính mỹ đẻ ra những đứa con quái thai là chứng chỉ nợ được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính uy tín đánh giá AAA.
Câu chuyện khủng hoảng 1997, 2008, và cả 2019 đều chung 1 kịch bản: Vốn đầu tư đổ vào ồ ạt --> tín dụng tăng trưởng --> kinh tế tăng trưởng nhờ tín dụng --> kinh tế đạt đỉnh, tín dụng dư thừa --> tiếp cận với nguồn tín dụng quá dễ dàng, lãi suất thấp --> NỢ PHÌNH TO VỚI TỐC ĐỘ NHANH HƠN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG --> vỡ nợ --> rút vốn --> suy thoái.
Kịch bản này lặp lại, 2008 China nhanh chóng hấp thụ nguồn vốn rút ra từ mỹ. Thị trường tỷ dân, thu nhập thấp và đang tăng nhanh chóng, China trở thành mảnh đất màu mỡ cho các dòng vốn. China phát triển mạnh, tuy nhiên đáng ra China phải có vị thế lớn hơn vị thế hiện tại của họ bây giờ, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở ngưỡng nước đang phát triển, tốc độ già hóa dân số nhanh hơn Japan do chính sách 1 con. Bài toán cân bằng giữa tăng trưởng - dân sinh - ổn định vĩ mô mà Japan đối mặt những năm 90s giờ đến lượt China giải. Lưu ý là khi Japan phải đối mặt với các vấn đề này thì thu nhập bình quân đầu người của họ tầm 38k còn hiện tại thu nhập của dân china là 16k.
Câu chuyện của 2019 phức tạp hơn 1997 lý do là các chính sách tiền tệ của các nước ĐNA và ĐA tương đối minh bạch, còn các chính sách của China được bưng bít nhằm đạt chỉ tiêu đề ra. Thị trường 1,2 tỷ dân mà lâm nguy thì sẽ khiến cho các đối tác làm ăn với china, các con nợ của china điêu đứng. Nôm na trứng của 1997 chia ra nhiều rọ (Thái, Malay, Indo, Hàn), còn trứng 2019 nằm trong 1 rọ. Hãy chờ xem 1,2 tỷ dân sẽ xoay xở thế nào để thích nghi.
Câu chuyện của 2019 sẽ trầm trọng hơn 2008 lý do là Mỹ và Âu châu đã có kinh nghiệm vượt qua nhiều đợt khủng hoảng lớn nhỏ, nhiều loại bong bóng tài sản, còn China thì đây là lần đầu tiên họ nếm trái đắng sau nhiều thập niên hưởng trái ngọt tăng trưởng. 2008 Mỹ có nhiều dư địa để vượt bão, tăng trưởng mạnh trước đó, tăng trưởng là thực chất, không đối mặt với lão hóa dân số, trong khi China ở hiện tại ko có những điều kiện đó. Khó khăn của 2019 còn nằm ở chỗ ngoài nước Mỹ đã thực sự vượt bão khủng hoảng 2008 thì hầu hết các nơi vẫn đang chìm trong khó khăn. AUS, NZD, và các nước châu á quá phụ thuộc và kinh tế China. Nhìn chung là thị trường chứng khoán các nước này chưa có nhiều bước tăng trưởng đáng kể từ 2008. JP vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, quy mô nền kinh tế hầu như ko thay đổi sau 20 năm. Âu châu cũng trì trệ và lại đối mặt với các vấn đề nợ công, xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong khối ở nhiều vấn đề, phong trào đòi thoát khỏi EU. Nam Mỹ thì vẫn là Argentina và Venezuela 2 cánh chim đầu đàn chỉ chờ tự sát. Trung đông cũng khó khăn do giá dầu thời kỳ tăng trưởng đã ko khả quan, sắp tới suy thoái giá dầu càng lao dốc.
Dự đoán của mình: khủng hoảng chắc chắn xảy ra, quy mô sẽ rộng hơn 1997 2008. Nguồn vốn sẽ đổ về Mỹ, trong khủng hoảng có thể chứng mỹ ko tăng trưởng nhưng cũng sẽ ko bị bán tháo. Vàng thì đương nhiên là up và up, đến đâu chưa rõ. Oil sẽ duy trì ở mức 35 - 55 usd.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Suy thoái hay tăng trưởng do thị trường tạo ra. Không có cá nhân hay tổ chức nào làm dc những cái việc đó. Soros hay các tài phiệt, cá mập chó sói gì đó cũng chỉ là thính nhạy hơn bày cừu; họ phản ứng sớm hơn, hoặc là tạo ra các bẫy sập cho bầy cừu chết nhanh hơn.
Ví dụ như vụ Soros đánh sập đồng baht thái, vốn dĩ bản chất là do chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế của Thái có vấn đề. Khi Nhật gặp vấn đề trong tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư từ Nhật chạy qua Thái, Malay, Indo, Hàn. Suốt những năm 90s Thái phát triển quá nóng dựa vào nguồn vốn đầu tư vượt quá cả khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Thêm nữa thời gian trước 1997 Thái neo tỉ giá đồng baht vào usd để củng cố niềm tin dòng vốn đầu tư. Khi có hiện tượng rút vốn Thái vẫn cố neo tỉ giá bằng hoạt động bán usd để trợ giá baht. Cho đến khi các cá mập đánh hơi thấy dự trữ ngoại hối của Thái ko đủ cho việc đảm bảo tỷ giá thì mới đầu cơ giá xuống để dìm chết đồng Baht. Nói vậy để thấy cá mập ko tạo ra sự sụp đổ, sự sụp đổ nằm trong chính các chính sách kinh tế dẫn tới mất cân bằng trong tăng trưởng, cá mập chỉ biết là lỗ hổng ở đâu, khi nào thời cơ đến để hành động.
Mình nhắc lại câu chuyện khủng hoảng 1997 vì nó rất giống với khủng hoảng hiện nay. China thay thế Japan trong câu chuyện. Nhưng tình hình có vẻ sẽ tệ hơn rất nhiều vì China chưa đủ tiềm lực, vị thế và cả dự trữ như Japan những năm 90s. China đã phát triển thần tốc kể từ khủng hoảng 2008, tuy nhiên sự mất cân đối trong tăng trưởng là việc họ tăng trưởng dựa vào đầu tư quá nhiều, tín dụng phình to, và tốc độ tăng trưởng nợ còn nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Chính phủ china khuyến khích việc vay nợ, khi mọi người được tiếp xúc với nguồn tín dụng quá dễ dàng với lãi suất thấp, họ đem tiền ra nước ngoài đầu tư (mua bđs ở úc, vn, cam, mua các xa xỉ phẩm ở châu âu....). Kèm theo đó với kế hoạch khổng lồ "Vành đai và con đường" china trở thành chủ nợ của rất nhiều nước, nhưng thực chất họ chưa đủ dư dả để theo đuổi các siêu dự án. Hiện tại khi tình hình khó khăn chung toàn cầu, dòng vốn đầu tư đang cố tìm cách rút khỏi china nhưng bị china kìm hãm. Việc kìm hãm rút vốn bằng các chế tài khống chế lượng vốn rút sẽ chỉ giúp chết chậm hơn chứ cái chết vẫn sẽ tới. Theo mình chết nhanh vẫn dễ chịu hơn chết từ từ.
Khủng hoàng 1997 qua tới 2008 rồi tới 2019 đều có những sợi dây liên kết rất chặt chẽ. 1997 khi mà cả thế giới xem ĐNA và ĐA như là công xưởng toàn cầu (Malay, Indo, đặc biệt Thái), việc nguồn vốn ồ ạt đổ vào ĐNA và ĐA sau đó đồng loạt rút ra với tốc độ nhanh hơn đã đánh sập nền kinh tế các nước này. Khi dòng vốn rút ra, thì đến thời đại của internet và CNTT. Dòng vốn ngay lập tức được bơm vào thị trường Mỹ, đổ vào các công ty dot com, Âu Mỹ đối mặt với khủng hoảng mini do dot com gây ra những năm 2001. Sau đợt thanh trừng các cty dot com lừa đảo, tạo ra các siêu tập đoàn GG, AMZ, MS....Hiệu ứng đầu tư vào dot com thực ra vẫn là tốt, giúp cho CNTT toàn cầu phát triển nhanh nhất có thể. Nguồn vốn ở đầu tư dot com ở tại Mỹ quá nhiều đến mức dư thừa. Cộng với việc các sản phẩm phái sinh tài chính dễ dàng tiếp cận tới các khách hàng do internet phát triển nở rộ, ngành tài chính mỹ đẻ ra những đứa con quái thai là chứng chỉ nợ được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính uy tín đánh giá AAA.
Câu chuyện khủng hoảng 1997, 2008, và cả 2019 đều chung 1 kịch bản: Vốn đầu tư đổ vào ồ ạt --> tín dụng tăng trưởng --> kinh tế tăng trưởng nhờ tín dụng --> kinh tế đạt đỉnh, tín dụng dư thừa --> tiếp cận với nguồn tín dụng quá dễ dàng, lãi suất thấp --> NỢ PHÌNH TO VỚI TỐC ĐỘ NHANH HƠN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG --> vỡ nợ --> rút vốn --> suy thoái.
Kịch bản này lặp lại, 2008 China nhanh chóng hấp thụ nguồn vốn rút ra từ mỹ. Thị trường tỷ dân, thu nhập thấp và đang tăng nhanh chóng, China trở thành mảnh đất màu mỡ cho các dòng vốn. China phát triển mạnh, tuy nhiên đáng ra China phải có vị thế lớn hơn vị thế hiện tại của họ bây giờ, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở ngưỡng nước đang phát triển, tốc độ già hóa dân số nhanh hơn Japan do chính sách 1 con. Bài toán cân bằng giữa tăng trưởng - dân sinh - ổn định vĩ mô mà Japan đối mặt những năm 90s giờ đến lượt China giải. Lưu ý là khi Japan phải đối mặt với các vấn đề này thì thu nhập bình quân đầu người của họ tầm 38k còn hiện tại thu nhập của dân china là 16k.
Câu chuyện của 2019 phức tạp hơn 1997 lý do là các chính sách tiền tệ của các nước ĐNA và ĐA tương đối minh bạch, còn các chính sách của China được bưng bít nhằm đạt chỉ tiêu đề ra. Thị trường 1,2 tỷ dân mà lâm nguy thì sẽ khiến cho các đối tác làm ăn với china, các con nợ của china điêu đứng. Nôm na trứng của 1997 chia ra nhiều rọ (Thái, Malay, Indo, Hàn), còn trứng 2019 nằm trong 1 rọ. Hãy chờ xem 1,2 tỷ dân sẽ xoay xở thế nào để thích nghi.
Câu chuyện của 2019 sẽ trầm trọng hơn 2008 lý do là Mỹ và Âu châu đã có kinh nghiệm vượt qua nhiều đợt khủng hoảng lớn nhỏ, nhiều loại bong bóng tài sản, còn China thì đây là lần đầu tiên họ nếm trái đắng sau nhiều thập niên hưởng trái ngọt tăng trưởng. 2008 Mỹ có nhiều dư địa để vượt bão, tăng trưởng mạnh trước đó, tăng trưởng là thực chất, không đối mặt với lão hóa dân số, trong khi China ở hiện tại ko có những điều kiện đó. Khó khăn của 2019 còn nằm ở chỗ ngoài nước Mỹ đã thực sự vượt bão khủng hoảng 2008 thì hầu hết các nơi vẫn đang chìm trong khó khăn. AUS, NZD, và các nước châu á quá phụ thuộc và kinh tế China. Nhìn chung là thị trường chứng khoán các nước này chưa có nhiều bước tăng trưởng đáng kể từ 2008. JP vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, quy mô nền kinh tế hầu như ko thay đổi sau 20 năm. Âu châu cũng trì trệ và lại đối mặt với các vấn đề nợ công, xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong khối ở nhiều vấn đề, phong trào đòi thoát khỏi EU. Nam Mỹ thì vẫn là Argentina và Venezuela 2 cánh chim đầu đàn chỉ chờ tự sát. Trung đông cũng khó khăn do giá dầu thời kỳ tăng trưởng đã ko khả quan, sắp tới suy thoái giá dầu càng lao dốc.
Dự đoán của mình: khủng hoảng chắc chắn xảy ra, quy mô sẽ rộng hơn 1997 2008. Nguồn vốn sẽ đổ về Mỹ, trong khủng hoảng có thể chứng mỹ ko tăng trưởng nhưng cũng sẽ ko bị bán tháo. Vàng thì đương nhiên là up và up, đến đâu chưa rõ. Oil sẽ duy trì ở mức 35 - 55 usd.
Thank bác vì bài viết dài và cũng có nhiều khía cạnh đáng để suy nghĩ! Nhưng có 2 điểm: soros không được xếp hạng tài phiệt như bác nghĩ. Thứ 2 số liệu thu nhập bình quân của TQ là 16k bác có nguồn không?
 
Thank bác vì bài viết dài và cũng có nhiều khía cạnh đáng để suy nghĩ! Nhưng có 2 điểm: soros không được xếp hạng tài phiệt như bác nghĩ. Thứ 2 số liệu thu nhập bình quân của TQ là 16k bác có nguồn không?
1) bác bảo nếu ko phải soros và quỹ quantum gây ra vụ đánh sập baht thì tài phiệt nào làm ạ. Thấy bác có nói khủng hoảng do tài phiệt gây ra mà.
2) Nguồn thu nhập JP hay CN trên mạng có rất nhiều, cũng ko có gì bí mật cả https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_gia_theo_GDP_(PPP)_bình_quân_đầu_người
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên