Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 21/08

Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 21/08

Phân tích Forex theo góc nhìn đồ thị P&F - Ngày 21/08
Suy thoái hay tăng trưởng do thị trường tạo ra. Không có cá nhân hay tổ chức nào làm dc những cái việc đó. Soros hay các tài phiệt, cá mập chó sói gì đó cũng chỉ là thính nhạy hơn bày cừu; họ phản ứng sớm hơn, hoặc là tạo ra các bẫy sập cho bầy cừu chết nhanh hơn.
Ví dụ như vụ Soros đánh sập đồng baht thái, vốn dĩ bản chất là do chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế của Thái có vấn đề. Khi Nhật gặp vấn đề trong tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư từ Nhật chạy qua Thái, Malay, Indo, Hàn. Suốt những năm 90s Thái phát triển quá nóng dựa vào nguồn vốn đầu tư vượt quá cả khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Thêm nữa thời gian trước 1997 Thái neo tỉ giá đồng baht vào usd để củng cố niềm tin dòng vốn đầu tư. Khi có hiện tượng rút vốn Thái vẫn cố neo tỉ giá bằng hoạt động bán usd để trợ giá baht. Cho đến khi các cá mập đánh hơi thấy dự trữ ngoại hối của Thái ko đủ cho việc đảm bảo tỷ giá thì mới đầu cơ giá xuống để dìm chết đồng Baht. Nói vậy để thấy cá mập ko tạo ra sự sụp đổ, sự sụp đổ nằm trong chính các chính sách kinh tế dẫn tới mất cân bằng trong tăng trưởng, cá mập chỉ biết là lỗ hổng ở đâu, khi nào thời cơ đến để hành động.
Mình nhắc lại câu chuyện khủng hoảng 1997 vì nó rất giống với khủng hoảng hiện nay. China thay thế Japan trong câu chuyện. Nhưng tình hình có vẻ sẽ tệ hơn rất nhiều vì China chưa đủ tiềm lực, vị thế và cả dự trữ như Japan những năm 90s. China đã phát triển thần tốc kể từ khủng hoảng 2008, tuy nhiên sự mất cân đối trong tăng trưởng là việc họ tăng trưởng dựa vào đầu tư quá nhiều, tín dụng phình to, và tốc độ tăng trưởng nợ còn nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Chính phủ china khuyến khích việc vay nợ, khi mọi người được tiếp xúc với nguồn tín dụng quá dễ dàng với lãi suất thấp, họ đem tiền ra nước ngoài đầu tư (mua bđs ở úc, vn, cam, mua các xa xỉ phẩm ở châu âu....). Kèm theo đó với kế hoạch khổng lồ "Vành đai và con đường" china trở thành chủ nợ của rất nhiều nước, nhưng thực chất họ chưa đủ dư dả để theo đuổi các siêu dự án. Hiện tại khi tình hình khó khăn chung toàn cầu, dòng vốn đầu tư đang cố tìm cách rút khỏi china nhưng bị china kìm hãm. Việc kìm hãm rút vốn bằng các chế tài khống chế lượng vốn rút sẽ chỉ giúp chết chậm hơn chứ cái chết vẫn sẽ tới. Theo mình chết nhanh vẫn dễ chịu hơn chết từ từ.
Khủng hoàng 1997 qua tới 2008 rồi tới 2019 đều có những sợi dây liên kết rất chặt chẽ. 1997 khi mà cả thế giới xem ĐNA và ĐA như là công xưởng toàn cầu (Malay, Indo, đặc biệt Thái), việc nguồn vốn ồ ạt đổ vào ĐNA và ĐA sau đó đồng loạt rút ra với tốc độ nhanh hơn đã đánh sập nền kinh tế các nước này. Khi dòng vốn rút ra, thì đến thời đại của internet và CNTT. Dòng vốn ngay lập tức được bơm vào thị trường Mỹ, đổ vào các công ty dot com, Âu Mỹ đối mặt với khủng hoảng mini do dot com gây ra những năm 2001. Sau đợt thanh trừng các cty dot com lừa đảo, tạo ra các siêu tập đoàn GG, AMZ, MS....Hiệu ứng đầu tư vào dot com thực ra vẫn là tốt, giúp cho CNTT toàn cầu phát triển nhanh nhất có thể. Nguồn vốn ở đầu tư dot com ở tại Mỹ quá nhiều đến mức dư thừa. Cộng với việc các sản phẩm phái sinh tài chính dễ dàng tiếp cận tới các khách hàng do internet phát triển nở rộ, ngành tài chính mỹ đẻ ra những đứa con quái thai là chứng chỉ nợ được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính uy tín đánh giá AAA.
Câu chuyện khủng hoảng 1997, 2008, và cả 2019 đều chung 1 kịch bản: Vốn đầu tư đổ vào ồ ạt --> tín dụng tăng trưởng --> kinh tế tăng trưởng nhờ tín dụng --> kinh tế đạt đỉnh, tín dụng dư thừa --> tiếp cận với nguồn tín dụng quá dễ dàng, lãi suất thấp --> NỢ PHÌNH TO VỚI TỐC ĐỘ NHANH HƠN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG --> vỡ nợ --> rút vốn --> suy thoái.
Kịch bản này lặp lại, 2008 China nhanh chóng hấp thụ nguồn vốn rút ra từ mỹ. Thị trường tỷ dân, thu nhập thấp và đang tăng nhanh chóng, China trở thành mảnh đất màu mỡ cho các dòng vốn. China phát triển mạnh, tuy nhiên đáng ra China phải có vị thế lớn hơn vị thế hiện tại của họ bây giờ, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở ngưỡng nước đang phát triển, tốc độ già hóa dân số nhanh hơn Japan do chính sách 1 con. Bài toán cân bằng giữa tăng trưởng - dân sinh - ổn định vĩ mô mà Japan đối mặt những năm 90s giờ đến lượt China giải. Lưu ý là khi Japan phải đối mặt với các vấn đề này thì thu nhập bình quân đầu người của họ tầm 38k còn hiện tại thu nhập của dân china là 16k.
Câu chuyện của 2019 phức tạp hơn 1997 lý do là các chính sách tiền tệ của các nước ĐNA và ĐA tương đối minh bạch, còn các chính sách của China được bưng bít nhằm đạt chỉ tiêu đề ra. Thị trường 1,2 tỷ dân mà lâm nguy thì sẽ khiến cho các đối tác làm ăn với china, các con nợ của china điêu đứng. Nôm na trứng của 1997 chia ra nhiều rọ (Thái, Malay, Indo, Hàn), còn trứng 2019 nằm trong 1 rọ. Hãy chờ xem 1,2 tỷ dân sẽ xoay xở thế nào để thích nghi.
Câu chuyện của 2019 sẽ trầm trọng hơn 2008 lý do là Mỹ và Âu châu đã có kinh nghiệm vượt qua nhiều đợt khủng hoảng lớn nhỏ, nhiều loại bong bóng tài sản, còn China thì đây là lần đầu tiên họ nếm trái đắng sau nhiều thập niên hưởng trái ngọt tăng trưởng. 2008 Mỹ có nhiều dư địa để vượt bão, tăng trưởng mạnh trước đó, tăng trưởng là thực chất, không đối mặt với lão hóa dân số, trong khi China ở hiện tại ko có những điều kiện đó. Khó khăn của 2019 còn nằm ở chỗ ngoài nước Mỹ đã thực sự vượt bão khủng hoảng 2008 thì hầu hết các nơi vẫn đang chìm trong khó khăn. AUS, NZD, và các nước châu á quá phụ thuộc và kinh tế China. Nhìn chung là thị trường chứng khoán các nước này chưa có nhiều bước tăng trưởng đáng kể từ 2008. JP vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, quy mô nền kinh tế hầu như ko thay đổi sau 20 năm. Âu châu cũng trì trệ và lại đối mặt với các vấn đề nợ công, xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong khối ở nhiều vấn đề, phong trào đòi thoát khỏi EU. Nam Mỹ thì vẫn là Argentina và Venezuela 2 cánh chim đầu đàn chỉ chờ tự sát. Trung đông cũng khó khăn do giá dầu thời kỳ tăng trưởng đã ko khả quan, sắp tới suy thoái giá dầu càng lao dốc.
Dự đoán của mình: khủng hoảng chắc chắn xảy ra, quy mô sẽ rộng hơn 1997 2008. Nguồn vốn sẽ đổ về Mỹ, trong khủng hoảng có thể chứng mỹ ko tăng trưởng nhưng cũng sẽ ko bị bán tháo. Vàng thì đương nhiên là up và up, đến đâu chưa rõ. Oil sẽ duy trì ở mức 35 - 55 usd.
Thank bác vì bài viết dài và cũng có nhiều khía cạnh đáng để suy nghĩ! Nhưng có 2 điểm: soros không được xếp hạng tài phiệt như bác nghĩ. Thứ 2 số liệu thu nhập bình quân của TQ là 16k bác có nguồn không?
1) bác bảo nếu ko phải soros và quỹ quantum gây ra vụ đánh sập baht thì tài phiệt nào làm ạ. Thấy bác có nói khủng hoảng do tài phiệt gây ra mà.
2) Nguồn thu nhập JP hay CN trên mạng có rất nhiều, cũng ko có gì bí mật cả https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_gia_theo_GDP_(PPP)_bình_quân_đầu_người
Vậy thì có lẽ khái niệm tài phiệt của bác nó chỉ là những cá nhân có 1 số tiền nhất định. Quan điểm đó chưa đúng. Vái thứ 2 bác xem lại nhé: thu nhập bình quân đầu người của TQ chỉ khoảng 9k$. Cái 16k bác nói là GNI là chỉ số so với sức mua của đồng USD. Ok bác đã tranh luận. Mình chỉ bổ sung cái ý của bác thôi! Còn kết quả thì để thời gian sẽ biết mà bác!
 
Thank bác vì bài viết dài và cũng có nhiều khía cạnh đáng để suy nghĩ! Nhưng có 2 điểm: soros không được xếp hạng tài phiệt như bác nghĩ. Thứ 2 số liệu thu nhập bình quân của TQ là 16k bác có nguồn không?

Vậy thì có lẽ khái niệm tài phiệt của bác nó chỉ là những cá nhân có 1 số tiền nhất định. Quan điểm đó chưa đúng. Vái thứ 2 bác xem lại nhé: thu nhập bình quân đầu người của TQ chỉ khoảng 9k$. Cái 16k bác nói là GNI là chỉ số so với sức mua của đồng USD. Ok bác đã tranh luận. Mình chỉ bổ sung cái ý của bác thôi! Còn kết quả thì để thời gian sẽ biết mà bác!
Bác vẫn chưa giải thích được vậy cái ý tài phiệt gây ra khủng hoảng cụ thể là ai hoặc tổ chức nào, có ví dụ cụ thể đi ạ.
Ở trên mình có nói đến vấn đề so sánh tương quan khả năng chống chịu với khủng hoảng của dân JP và CN ở 2 thời kỳ khác nhau. Công thức tính GDP (PPP) chia cho tổng dân số theo mình là hợp lý hơn, con số này phản ánh sát thực tế hơn việc 1 người dân có bao nhiêu tiền từ thu nhập để đối phó khủng hoảng, nuôi sống bản thân và gia đình. Một đất nước thiên sản suất như CN thì người dân họ kiếm 9k 1 năm cũng tương tự như ở mỹ kiếm 16k, nên việc sử dụng con số GDP (PPP) cũng là đã có cân nhắc.
 
thanh niên chơi ngu chưa tìm hiểu cơ chế trailing stop của ctrader nên từ chỗ dương 1 pip đã chuyễn thành lỗ 0.5 pip và ngắt lệnh
.... mà thôi cái lệnh này nếu lời cũng chả vinh dự cho lắm fomo vào ngay sau khi dính lệnh lỗ và giờ nhìn nó chạy ..... theo hướng kỳ vọng ..... trong vô cảm
....
màn thả diều , vậy là xong
tiếp theo là màn dật diều của ông trưởng lão
dật lên hay xuống chả biết
...
mình tự kỷ thôi nhá
 
Bác vẫn chưa giải thích được vậy cái ý tài phiệt gây ra khủng hoảng cụ thể là ai hoặc tổ chức nào, có ví dụ cụ thể đi ạ.
Ở trên mình có nói đến vấn đề so sánh tương quan khả năng chống chịu với khủng hoảng của dân JP và CN ở 2 thời kỳ khác nhau. Công thức tính GDP (PPP) chia cho tổng dân số theo mình là hợp lý hơn, con số này phản ánh sát thực tế hơn việc 1 người dân có bao nhiêu tiền từ thu nhập để đối phó khủng hoảng, nuôi sống bản thân và gia đình. Một đất nước thiên sản suất như CN thì người dân họ kiếm 9k 1 năm cũng tương tự như ở mỹ kiếm 16k, nên việc sử dụng con số GDP (PPP) cũng là đã có cân nhắc.
Cái vụ tài phiệt G.Soros thì mình đồng ý với bạn, tài phiệt họ có khả năng thao túng hoặc tác động lên market ở 1 mức độ nào đó, nhưng không có nghĩa muốn làm gì thì làm. Bản thân họ cũng phải nghiên cứu rất kỹ market để thuận theo market rồi sau đó mới tác động vào market. Ví dụ như 2 vụ G.Soros đập đồng bảng và đồng bath đều dựa trên tiền đề là sự phân tích chính xác mới tạo ra hiệu quả.
Về vụ dùng PPP thay thế GDP thì ko đồng ý vì con số PPP đưa ra chỉ mang hàm nghĩa bổ sung cho GDP khi đánh giá 1 quốc giá, hơn nữa đánh giá này nó mang yếu tố văn hóa nhiều hơn kinh tế. Hiểu nôm na là con số GDP nó có những thiếu sót khi được đưa ra làm chỉ tiêu đo mức độ giàu nghèo của người dân nên người ta tìm ta vài chỉ tiêu khác để bổ sung sự thiếu hụt này. Bổ sung thôi chứ ko phải thay thế vì bản thân khái niệm PPP nó rất sai về khía cạnh kinh tế.
Các nước như VN, TQ... thích dùng khái niệm này vì giúp tạo ra ảo giác với người dân rằng chúng ta đang giàu hơn so với thực tế.
 
Bác vẫn chưa giải thích được vậy cái ý tài phiệt gây ra khủng hoảng cụ thể là ai hoặc tổ chức nào, có ví dụ cụ thể đi ạ.
Ở trên mình có nói đến vấn đề so sánh tương quan khả năng chống chịu với khủng hoảng của dân JP và CN ở 2 thời kỳ khác nhau. Công thức tính GDP (PPP) chia cho tổng dân số theo mình là hợp lý hơn, con số này phản ánh sát thực tế hơn việc 1 người dân có bao nhiêu tiền từ thu nhập để đối phó khủng hoảng, nuôi sống bản thân và gia đình. Một đất nước thiên sản suất như CN thì người dân họ kiếm 9k 1 năm cũng tương tự như ở mỹ kiếm 16k, nên việc sử dụng con số GDP (PPP) cũng là đã có cân nhắc.
Mình chỉ bình luận riêng về chuyện “ai gây ra khủng hoảng?” Mình có 3 ý:
- Theo mình thì cái đám đó ko có lòi mặt ra nên khỏi đi kiếm nó làm gì.
- Cũng ko cần kiếm nó bởi kiếm nó ko giải quyết đc gì cả, nó ko quen mình, mình ko quen nó
- Quan trọng nhất là nếu khủng hoảng thì mình làm gì để kiếm tiền
 
Suy thoái hay tăng trưởng do thị trường tạo ra. Không có cá nhân hay tổ chức nào làm dc những cái việc đó. Soros hay các tài phiệt, cá mập chó sói gì đó cũng chỉ là thính nhạy hơn bày cừu; họ phản ứng sớm hơn, hoặc là tạo ra các bẫy sập cho bầy cừu chết nhanh hơn.
Ví dụ như vụ Soros đánh sập đồng baht thái, vốn dĩ bản chất là do chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế của Thái có vấn đề. Khi Nhật gặp vấn đề trong tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư từ Nhật chạy qua Thái, Malay, Indo, Hàn. Suốt những năm 90s Thái phát triển quá nóng dựa vào nguồn vốn đầu tư vượt quá cả khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Thêm nữa thời gian trước 1997 Thái neo tỉ giá đồng baht vào usd để củng cố niềm tin dòng vốn đầu tư. Khi có hiện tượng rút vốn Thái vẫn cố neo tỉ giá bằng hoạt động bán usd để trợ giá baht. Cho đến khi các cá mập đánh hơi thấy dự trữ ngoại hối của Thái ko đủ cho việc đảm bảo tỷ giá thì mới đầu cơ giá xuống để dìm chết đồng Baht. Nói vậy để thấy cá mập ko tạo ra sự sụp đổ, sự sụp đổ nằm trong chính các chính sách kinh tế dẫn tới mất cân bằng trong tăng trưởng, cá mập chỉ biết là lỗ hổng ở đâu, khi nào thời cơ đến để hành động.
Mình nhắc lại câu chuyện khủng hoảng 1997 vì nó rất giống với khủng hoảng hiện nay. China thay thế Japan trong câu chuyện. Nhưng tình hình có vẻ sẽ tệ hơn rất nhiều vì China chưa đủ tiềm lực, vị thế và cả dự trữ như Japan những năm 90s. China đã phát triển thần tốc kể từ khủng hoảng 2008, tuy nhiên sự mất cân đối trong tăng trưởng là việc họ tăng trưởng dựa vào đầu tư quá nhiều, tín dụng phình to, và tốc độ tăng trưởng nợ còn nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Chính phủ china khuyến khích việc vay nợ, khi mọi người được tiếp xúc với nguồn tín dụng quá dễ dàng với lãi suất thấp, họ đem tiền ra nước ngoài đầu tư (mua bđs ở úc, vn, cam, mua các xa xỉ phẩm ở châu âu....). Kèm theo đó với kế hoạch khổng lồ "Vành đai và con đường" china trở thành chủ nợ của rất nhiều nước, nhưng thực chất họ chưa đủ dư dả để theo đuổi các siêu dự án. Hiện tại khi tình hình khó khăn chung toàn cầu, dòng vốn đầu tư đang cố tìm cách rút khỏi china nhưng bị china kìm hãm. Việc kìm hãm rút vốn bằng các chế tài khống chế lượng vốn rút sẽ chỉ giúp chết chậm hơn chứ cái chết vẫn sẽ tới. Theo mình chết nhanh vẫn dễ chịu hơn chết từ từ.
Khủng hoàng 1997 qua tới 2008 rồi tới 2019 đều có những sợi dây liên kết rất chặt chẽ. 1997 khi mà cả thế giới xem ĐNA và ĐA như là công xưởng toàn cầu (Malay, Indo, đặc biệt Thái), việc nguồn vốn ồ ạt đổ vào ĐNA và ĐA sau đó đồng loạt rút ra với tốc độ nhanh hơn đã đánh sập nền kinh tế các nước này. Khi dòng vốn rút ra, thì đến thời đại của internet và CNTT. Dòng vốn ngay lập tức được bơm vào thị trường Mỹ, đổ vào các công ty dot com, Âu Mỹ đối mặt với khủng hoảng mini do dot com gây ra những năm 2001. Sau đợt thanh trừng các cty dot com lừa đảo, tạo ra các siêu tập đoàn GG, AMZ, MS....Hiệu ứng đầu tư vào dot com thực ra vẫn là tốt, giúp cho CNTT toàn cầu phát triển nhanh nhất có thể. Nguồn vốn ở đầu tư dot com ở tại Mỹ quá nhiều đến mức dư thừa. Cộng với việc các sản phẩm phái sinh tài chính dễ dàng tiếp cận tới các khách hàng do internet phát triển nở rộ, ngành tài chính mỹ đẻ ra những đứa con quái thai là chứng chỉ nợ được đảm bảo bởi các tổ chức tài chính uy tín đánh giá AAA.
Câu chuyện khủng hoảng 1997, 2008, và cả 2019 đều chung 1 kịch bản: Vốn đầu tư đổ vào ồ ạt --> tín dụng tăng trưởng --> kinh tế tăng trưởng nhờ tín dụng --> kinh tế đạt đỉnh, tín dụng dư thừa --> tiếp cận với nguồn tín dụng quá dễ dàng, lãi suất thấp --> NỢ PHÌNH TO VỚI TỐC ĐỘ NHANH HƠN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG --> vỡ nợ --> rút vốn --> suy thoái.
Kịch bản này lặp lại, 2008 China nhanh chóng hấp thụ nguồn vốn rút ra từ mỹ. Thị trường tỷ dân, thu nhập thấp và đang tăng nhanh chóng, China trở thành mảnh đất màu mỡ cho các dòng vốn. China phát triển mạnh, tuy nhiên đáng ra China phải có vị thế lớn hơn vị thế hiện tại của họ bây giờ, thu nhập bình quân đầu người vẫn ở ngưỡng nước đang phát triển, tốc độ già hóa dân số nhanh hơn Japan do chính sách 1 con. Bài toán cân bằng giữa tăng trưởng - dân sinh - ổn định vĩ mô mà Japan đối mặt những năm 90s giờ đến lượt China giải. Lưu ý là khi Japan phải đối mặt với các vấn đề này thì thu nhập bình quân đầu người của họ tầm 38k còn hiện tại thu nhập của dân china là 16k.
Câu chuyện của 2019 phức tạp hơn 1997 lý do là các chính sách tiền tệ của các nước ĐNA và ĐA tương đối minh bạch, còn các chính sách của China được bưng bít nhằm đạt chỉ tiêu đề ra. Thị trường 1,2 tỷ dân mà lâm nguy thì sẽ khiến cho các đối tác làm ăn với china, các con nợ của china điêu đứng. Nôm na trứng của 1997 chia ra nhiều rọ (Thái, Malay, Indo, Hàn), còn trứng 2019 nằm trong 1 rọ. Hãy chờ xem 1,2 tỷ dân sẽ xoay xở thế nào để thích nghi.
Câu chuyện của 2019 sẽ trầm trọng hơn 2008 lý do là Mỹ và Âu châu đã có kinh nghiệm vượt qua nhiều đợt khủng hoảng lớn nhỏ, nhiều loại bong bóng tài sản, còn China thì đây là lần đầu tiên họ nếm trái đắng sau nhiều thập niên hưởng trái ngọt tăng trưởng. 2008 Mỹ có nhiều dư địa để vượt bão, tăng trưởng mạnh trước đó, tăng trưởng là thực chất, không đối mặt với lão hóa dân số, trong khi China ở hiện tại ko có những điều kiện đó. Khó khăn của 2019 còn nằm ở chỗ ngoài nước Mỹ đã thực sự vượt bão khủng hoảng 2008 thì hầu hết các nơi vẫn đang chìm trong khó khăn. AUS, NZD, và các nước châu á quá phụ thuộc và kinh tế China. Nhìn chung là thị trường chứng khoán các nước này chưa có nhiều bước tăng trưởng đáng kể từ 2008. JP vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, quy mô nền kinh tế hầu như ko thay đổi sau 20 năm. Âu châu cũng trì trệ và lại đối mặt với các vấn đề nợ công, xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong khối ở nhiều vấn đề, phong trào đòi thoát khỏi EU. Nam Mỹ thì vẫn là Argentina và Venezuela 2 cánh chim đầu đàn chỉ chờ tự sát. Trung đông cũng khó khăn do giá dầu thời kỳ tăng trưởng đã ko khả quan, sắp tới suy thoái giá dầu càng lao dốc.
Dự đoán của mình: khủng hoảng chắc chắn xảy ra, quy mô sẽ rộng hơn 1997 2008. Nguồn vốn sẽ đổ về Mỹ, trong khủng hoảng có thể chứng mỹ ko tăng trưởng nhưng cũng sẽ ko bị bán tháo. Vàng thì đương nhiên là up và up, đến đâu chưa rõ. Oil sẽ duy trì ở mức 35 - 55 usd.
Bác Long Rock lâu ngày quá không gặp.
Hôm qua đúng 0h có tâm sự gì mà trải lòng thế ạ :D
 
Mình chỉ bình luận riêng về chuyện “ai gây ra khủng hoảng?” Mình có 3 ý:
- Theo mình thì cái đám đó ko có lòi mặt ra nên khỏi đi kiếm nó làm gì.
- Cũng ko cần kiếm nó bởi kiếm nó ko giải quyết đc gì cả, nó ko quen mình, mình ko quen nó
- Quan trọng nhất là nếu khủng hoảng thì mình làm gì để kiếm tiền
Nếu bác đọc kỹ bài mình viết thì mình có làm rõ vấn đề này rồi. Quan điểm của mình là ko có 1 đám hay 1 tổ chức cụ thể nào làm ra cái việc này, khủng hoảng đơn giản là việc mất cân bằng hay có lỗ hổng trong chính sách kinh tế. Bằng việc bơm tín dụng và tăng trưởng nợ rồi sẽ dẫn tới khủng hoảng. Bản chất con người là tham lam, thấy lợi thì đổ xô vào, từ đó dẫn tới mất cân bằng, tăng trưởng rồi tới khủng hoảng là tất yếu của 1 chu kỳ.
Mình cũng giao dịch fx và cả chứng khoán, thấy bác cũng post bài bên group phái sinh vn30. Quan điểm của mình ko phải quan trọng là kiếm tiền. Quan điểm của mình là tìm hiểu học hỏi, nắm rõ nhất có thể những cái mà mình đang làm hàng ngày, tiền chưa tới thì cũng tự nó sẽ tới.
 
Cái vụ tài phiệt G.Soros thì mình đồng ý với bạn, tài phiệt họ có khả năng thao túng hoặc tác động lên market ở 1 mức độ nào đó, nhưng không có nghĩa muốn làm gì thì làm. Bản thân họ cũng phải nghiên cứu rất kỹ market để thuận theo market rồi sau đó mới tác động vào market. Ví dụ như 2 vụ G.Soros đập đồng bảng và đồng bath đều dựa trên tiền đề là sự phân tích chính xác mới tạo ra hiệu quả.
Về vụ dùng PPP thay thế GDP thì ko đồng ý vì con số PPP đưa ra chỉ mang hàm nghĩa bổ sung cho GDP khi đánh giá 1 quốc giá, hơn nữa đánh giá này nó mang yếu tố văn hóa nhiều hơn kinh tế. Hiểu nôm na là con số GDP nó có những thiếu sót khi được đưa ra làm chỉ tiêu đo mức độ giàu nghèo của người dân nên người ta tìm ta vài chỉ tiêu khác để bổ sung sự thiếu hụt này. Bổ sung thôi chứ ko phải thay thế vì bản thân khái niệm PPP nó rất sai về khía cạnh kinh tế.
Các nước như VN, TQ... thích dùng khái niệm này vì giúp tạo ra ảo giác với người dân rằng chúng ta đang giàu hơn so với thực tế.
Chính xác là GDP (PPP) tức là tính GDP dựa trên ngang giá sức mua. Còn để phân tích rạch ròi chính xác hay ko thì bản chất cách tính GDP đã có nhiều bất cập, và hiện tại nhiều nước cũng ko còn coi việc tăng GDP thể hiện sức mạnh toàn diện nền kinh tế.
Quan điểm của mình là nếu xét đến yếu tố sức mạnh kinh tế nói chung, áp dụng cho cả 1 quốc gia khi so sánh giữa các quốc gia với nhau thì tính theo GDP danh nghĩa. Còn nếu phân tính tình hình nội tại của đất nước đó, tình hình dân sinh, khả năng kiếm tiền và chi tiêu, chống chịu được khó khăn khi có khủng hoảng, lúc này mình ưu tiên sử dụng GDP (PPP).
Bản chất các con số này cũng chưa phải chuẩn xác nên mình cũng sẽ ko tranh luận sâu, vấn đề GDP cũng chỉ là 1 ý nhỏ trong bài của mình.
Cảm ơn đóng góp của bác.
 
Rảnh rỗi lượm lặt thông tin post lên anh em thảo luận trong những ngày nông nhàn ko biết làm gì.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, từ đó đến nay cứ đến những năm có đuôi 9 họ đều gặp biến cố khủng hoảng lớn:
- 1959, chiến dịch Đại Nhảy Vọt do Mao Trạch Đông tiến hành khiến Trung Quốc rơi vào nạn đói trầm trọng khiến vài chục triệu người chết đói. Nếu tính cả những người không được sinh ra do hệ quả của nạn đói ( gọi là độ hao hụt dân số) thì con số lên tới 100 triêuk.
- 1969 đụng độ quân sự với Nga ở vùng Tân Cương.
- 1979 chiến tranh biên giới với VN, cuộc chiến này khiến lãnh đạo TQ thay đổi hẳn sách lược quân sự, chuyển sang hướng hiện đại hóa thay cho chiến lược biển người trước đó.
- 1989 vụ thảm sát Thiên An Môn khiến thế giới chấn động, thậm chí đến giờ vẫn nhiều người không tin có chuyện đó diễn ra.
- 1999 chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, dẫn theo nạn cướp nội tạng mà hậu quả còn kéo dài đến ngày nay.
- 2009 dân Tân Cương nổi dậy phải đưa quân đội đến trấn áp.
- 2019 tradewar leo thang với Mỹ và có xu hướng tiến tới 1 cuộc chiến tranh lạnh, Hong Kong biểu tình dữ dội kéo dài. Cả 2 đều là sự kiện có ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với TQ và TQ đang bế tắc trong việc giải quyết cả 2 vấn đề này.
- Anh em thử đoán 2029 liệu điều gì sẽ xảy ra?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
xau lai rớt ngon nhỉ...khakha....mình mứoi ngủ dậy...:D:D
bà con cô bác bàn tán làm chi..mỹ đạp châu âu mấy chuc năm vẫn yếu ớt...đập nhật bản làm ngay 16 tiếng ko trả hết nợ...đập hàn quốc ko dám ho he...đập trung của thượng mã phong cũng binh thường thôi,,,chính sách mỹ la số 1 cả trăm năm nay rồi:p:p:p:p:p:p
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên