Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Xu hướng tổng quan và đỉnh, đáy! (Phần I - Bài 2)

Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Xu hướng tổng quan và đỉnh, đáy! (Phần I - Bài 2)

Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Xu hướng tổng quan và đỉnh, đáy! (Phần I - Bài 2)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,861
84,413
Xin chào toàn thể anh em,

Như đã hứa thì đợt này mình sẽ dịch lại toàn bộ các bài học về phương pháp Wyckoff trên trang stockcharts để phục vụ anh em, về tổng quan và cấu trúc bài viết thì mình đã giới thiệu trong bài đầu tiên: Phân tích thị trường theo phương pháp Wyckoff: Giới thiệu và 2 quy tắc khởi đầu! (Phần I - Bài 1).

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi đến bài tiếp theo của Series, giới thiệu về XU HƯỚNG CHUNG và ĐỈNH, ĐÁY:

1. XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHUNG:


Như chúng ta đã biết, phần lớn các cổ phiếu đều có thiên hướng di chuyển một cách hòa hợp với thị trường chung. Do đó, chúng ta - các "chart thủ" nên nắm được HƯỚNG và VỊ TRÍ của thị trường chung ĐẦU TIÊN. Với suy nghĩ này, Wyckoff đã phát triển một “Biểu đồ sóng”, đây đơn giản chỉ là một chỉ số trung bình tổng hợp của năm cổ phiếu trở lên. "Biểu đồ sóng" này của Wyckoff cũng giống như các chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và Trung bình Vận tải Dow Jones được phát triển bởi Charles Dow. Mặc dù Dow Industrials là chỉ số chung nổi tiếng nhất nhưng các "chart thủ" ngày nay cũng có thể chọn một số chỉ số khác để phân tích thị trường chung. Chúng bao gồm S&P 500, S&P 100, Nasdaq, NY Composite và Russell 2000.

Wyckoff đã sử dụng giá cao, thấp và đóng cửa mỗi ngày để tạo ra một chuỗi các thanh giá và xây dựng nên biểu đồ thanh (bar chart) cổ điển. Mục tiêu của ông là xác định xu hướng cơ bản cho thị trường chung và xác định vị trí của thị trường trong xu hướng này. XU HƯỚNG rất quan trọng vì nó cho chúng ta biết "con đường" chứa ít kháng cự nhất đối với phần lớn các cổ phiếu. VỊ TRÍ rất quan trọng vì nó cho chúng ta biết thị trường hiện tại đang nằm ở đâu trong xu hướng này (Tích lũy, Phân phối hay Mark up, Mark down, quá mua, quá bán). Ví dụ, vị trí giúp các nhà biểu đồ xác định xem thị trường đang quá mua hay quá bán để đưa ra quyết định mua và bán.

Có ba xu hướng có thể xảy ra: TĂNG, GIẢM hoặc ĐI NGANG với ba khung thời gian khác nhau: NGẮN HẠN, TRUNG HẠN và DÀI HẠN. Đối với bài viết này, biểu đồ Ngày (Daily) được sử dụng cho xu hướng trung hạn. Xu hướng tăng xuất hiện khi chỉ số chung hình thành một loạt các đỉnh tăng dần và đáy tăng dần. Ngược lại, xu hướng giảm xuất hiện khi chỉ số hình thành một loạt các đỉnh giảm dần và đáy giảm dần. Một loạt các đáy nằm ngang nhau và các đỉnh nằm ngang nhau tạo thành một phạm vi giao dịch. Các "chart thủ" phải đợi giá bứt phá khỏi các vùng phạm vi này để xác định hướng của xu hướng.

upload_2020-12-23_9-2-8.png
upload_2020-12-23_9-4-34.png

Hai biểu đồ trên cho thấy các ví dụ về XU HƯỚNG TĂNGXU HƯỚNG GIẢM. Trong một xu hướng, giá có thể được định vị ở vị trí quá bán, vị trí quá mua hoặc ở đâu đó ở giữa xu hướng. VỊ TRÍ của thị trường đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỷ lệ Risk/Reward của một vị thế. Tốt nhất, các "chart thủ" nên mở các vị thế mua khi xu hướng là tăng và vị trí của thị trường là vùng quá bán, điều này có nghĩa là các cú pullback hoặc điều chỉnh đã xảy ra. Tỷ lệ Risk/Reward sẽ kém hấp dẫn hơn nếu chúng ta mua trong xu hướng tăng và thị trường rơi vào vị trí quá mua. Tương tự, tỷ lệ Risk/Reward cũng sẽ kém hấp dẫn hơn nếu chúng ta bán trong một xu hướng giảm và vị trí của thị trường là quá bán. Tốt nhất là thiết lập một vị thế bán khi thị trường quá mua trong một xu hướng giảm hoặc ở giữa xu hướng giảm.

2. ĐỈNH VÀ ĐÁY CHÍNH:


Trong quá trình hình thành xu hướng, các chỉ số thị trường chung hình thành các đỉnh và đáy chính đảo ngược các xu hướng hiện có. Wyckoff lưu ý rằng đỉnh và đáy thường xuất hiện các hiện tượng khác nhau. ĐỈNH thị trường thường kéo dài về mặt thời gian, hấp dẫn người mua, trong khi các ĐÁY thị trường tương đối ngắn về mặt thời gian và hành động như những con thú hung bạo. Wyckoff đã xác định các đặc điểm cụ thể của đỉnh và đáy cách đây khoảng 100 năm; và các đặc điểm này vẫn có thể được tìm thấy trong thị trường ngày nay.

Thị trường gấu thường kết thúc với một "selling climax" hay là "spring", đó là một sự thất bại trong việc phá vỡ hỗ trợ. Đầu tiên, chỉ số thị trường chung đang trong xu hướng giảm vì nó đã giảm xuống các mức thấp hơn trong một thời gian dài. Với tâm lý khá tiêu cực, nhiều nhà đầu tư bắt đầu trở nên chán nản hoàn toàn với những khoản lỗ ngày càng gia tăng. Đến một lúc nào đó, họ bắt đầu "Giương cờ trắng" và bán ra những cổ phiếu họ đang nắm giữ. Điều này khiến cho giá tiếp tục giảm mạnh và thường xuyên phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Giá dường như rơi tự do ở giai đoạn này, nhưng dòng tiền “thông minh” đang chờ đợi. Áp lực mua của dòng tiền thông minh nhảy vào thị trường một cách đột ngột, đảo ngược đà rơi tự do trước đó, khiến cho giá tăng vọt đồng thời đóng cửa cao hơn mức đáy trước đó.

Wyckoff đã sử dụng khối lượng để xác nhận tính hợp lệ của sự đảo chiều, sự phá vỡ và xu hướng. Selling climax hoặc spring thường đi kèm với sự gia tăng của khối lượng giao dịch, thể hiện sự tham gia ngày càng rộng rãi với lực lượng quan trọng nhất là dòng tiền lớn (tức là các tổ chức), dòng tiền này sẽ hỗ trợ thị trường, tiếp sức mạnh giúp cho chỉ số được duy trì (củng cố) trong một xu hướng giảm. Trong khi đó, khối lượng thấp cho thấy sự tham gia hạn chế và nêu lên khả năng thất bại trong việc đảo chiều xu hướng.

upload_2020-12-23_9-13-58.png

Ví dụ trên cho thấy khối lượng giao dịch gia tăng trên cú "selling climax" và "spring" vào đầu tháng 10 năm 2011. Hãy chú ý cách S&P 500 phá vỡ hỗ trợ khi áp lực bán đẩy giá xuống dưới ngưỡng 1100 điểm. Giá tiếp tục giảm xuống dưới mốc 1080 trong ngày hôm đó, nhưng phe mua đã nhảy vào và đẩy chỉ số quay trở lại đồng thời đóng cửa phía trên ngưỡng 1120 điểm. Áp lực bán (đẩy chỉ số phá vỡ khỏi hỗ trợ trước đó) đã không được duy trì và một cú "Spring" xuất hiện với khối lượng lớn. Tín hiệu tăng này đủ để đưa chỉ số S&P 500 tăng vọt lên trên mức đỉnh được thiết lập vào cuối tháng Tám vào cuối tháng Mười.

Như đã đề cập ở phía trên, đỉnh thị trường khác với đáy thị trường. Các đỉnh thường được hình thành trong một thời gian dài với những chuyển động đi ngang của giá, đó là sự hợp nhất. Đây cũng được gọi là giai đoạn phân phối trong đó dòng tiền thông minh (các tổ chức) phân phối cổ phiếu cho dòng tiền ngu ngốc (đám đông các nhà giao dịch). Nói cách khác, đồng tiền thông minh bán cổ phiếu của họ cho dòng tiền ngu ngốc ngay trước khi thị trường sụp đổ.

Trên biểu đồ giá, đỉnh thị trường thường không xuất hiện một cách rõ ràng cho đến khi có những dấu hiệu đặc trưng xuất hiện - thường là sự thất bại trong việc phá vỡ Kháng cự. Việc không phá vỡ được Kháng cự không phải là một cái gì đó quá tiêu cực cho đến khi giá quay lại kiểm chứng (test) các mức Hỗ trợ. Sự sụt giảm mạnh như vậy cho thấy áp lực bán đã gia tăng rõ rệt. Tiếp sau đó, có một số nỗ lực bật lên từ Hỗ trợ nhưng lại tạo thành các đỉnh thấp hơn, cho thấy lực mua giảm dần. Những hiện tượng như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi sự đảo chiều được hoàn thành với một cú phá vỡ khỏi hỗ trợ cuối cùng đi kèm với khối lượng giao dịch tăng.

upload_2020-12-23_9-26-2.png

Ví dụ trên cho thấy Dow Industrials đạt đỉnh vào năm 2007. Hãy chú ý cách giá đi ngang trong khoảng 7 tháng. Có 5 điểm trên biểu đồ này giúp chúng ta xác định quá trình tạo đỉnh:
  1. Điểm đầu tiên, xảy ra trong nửa sau của quá trình, khi chỉ số Dow thất bại trong việc duy trì phía trên mức đỉnh trước đó của nó (Đỉnh trước là mũi tên đỏ, ô chú thích khá nhỏ nên mình viết xuống dưới). Không có gì là tiêu cực về sự phá vỡ thất bại này cho đến khi điểm thứ (2) xuất hiện.
  2. Giá giảm trở lại mức đáy tháng Tám. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy áp lực bán (Cung) đang gia tăng.
  3. Giá bật khỏi hỗ trợ, nhưng một đỉnh thấp hơn được hình thành vào đầu tháng 12. Đây là tín hiệu tiếp theo cho thấy áp lực mua (Cầu) đang giảm dần. Sự gia tăng áp lực bán và giảm lực mua đã bắt đầu xác nhận quá trình tạo đỉnh
  4. Giá phá vỡ khỏi hỗ trợ với cú giảm mạnh vào tháng 1 năm 2008.
  5. Khối lượng vào những ngày giảm đã vượt quá khối lượng của những ngày tăng trong tháng 10 và tháng 11.

3. BÌNH LUẬN:


Nói chung thì bài viết trên đã khá rõ ràng, kết hợp với các minh họa dễ hiểu, nhưng mình xin tóm gọn với những nội dung chính sau đây:
  1. Xác định XU HƯỚNG (tăng, giảm, đi ngang) và VỊ TRÍ CỦA THỊ TRƯỜNG (quá mua, quá bán, phân phối, tích lũy) TRƯỚC KHI GIAO DỊCH!
  2. ĐỈNH và ĐÁY bao chứa các hành vi giá khác nhau. ĐÁY CỦA THỊ TRƯỜNG thường diễn ra nhanh, chỉ với các cú Selling Climax (Bán mạnh) và Spring (Phục hồi nhanh) kèm khối lượng lớn. ĐỈNH CỦA THỊ TRƯỜNG là một quá trình phân phối diễn ra lâu hơn với 5 bước: (1) Thất bại trong việc tạo đỉnh mới - (2) Test lại hỗ trợ - (3) Bật khỏi hỗ trợ nhưng tạo đỉnh thấp hơn - (4) Phá vỡ khỏi hỗ trợ - (5) Khối lượng tại điểm phá vỡ lớn
  3. KHỐI LƯỢNG xác nhận SỰ ĐẢO CHIỀU, SỰ PHÁ VỠ và XU HƯỚNG.
Lưu ý: Selling Climax và Spring mình xin phép được để nguyên tên tiếng Anh. Nhưng nếu phiên âm sang tiếng Việt, Selling Climax giống như là 1 quá trình bán xả cực mạnh còn Spring là một cú bật tăng hay là phục hồi nhanh. Selling Climax và Spring là 2 đặc điểm cốt lõi của quá trình tạo đáy theo phương pháp Wyckoff!

Trên đây là phần bài học tiếp theo. Vì đây là phần bài học được đăng tải trên stockcharts nên mình xin phép dịch toàn bộ mà không lược bỏ (Nhiều khi nó ảnh hưởng tới ý nghĩa ẩn đằng sau của tác giả bài viết), mời anh em đọc và đóng góp ý kiến thêm để mình hoàn thiện!

Chúc anh em sớm thành tựu và hẹn gặp lại trong những bài dịch sau!
Mạc An
 

Đính kèm

  • upload_2020-12-23_9-13-39.png
    upload_2020-12-23_9-13-39.png
    58.2 KB · Xem: 3

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
cám ơn bác rất nhiều.e đang nghiên cứu phương pháp này để chơi cổ phiếu.mong bác ra phần tiếp theo.
 
Bác ơi - đây đã hết phần 1 chưa ạ, vì diễn đàn ko thấy list các phần của bài viết, em tìm khó quá, không biết phần 1 có mấy phần :(
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 217 Xem / 15 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 50 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 617 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,735 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,322 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên