[Quan điểm] Quên lạm phát đi, giờ là lúc nói về khủng hoảng kinh tế!

[Quan điểm] Quên lạm phát đi, giờ là lúc nói về khủng hoảng kinh tế!

[Quan điểm] Quên lạm phát đi, giờ là lúc nói về khủng hoảng kinh tế!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,584
34,899
** Bài viết dẫn nguồn từ trang web https:// www.vietcurrency.net của anh Việt Trader - Thế Phạm. Ghé thăm trang web tại đây: https://www.vietcurrency.net/

Bài viết này nhằm mục đích chia sẻ viễn cảnh về một BỨC TRANH TOÀN CẢNH các thị trường tài chính trong nửa cuối năm 2022 theo thiển ý cá nhân. Nội dung bài viết bao gồm Ba phần chính, Bảy phần phụ và Tám phần linh tinh sau đây:
  • Một: Hãy quên Lạm phát đi
  • Hai: Dấu hiệu cho thấy chúng ta đang ở TÂM của khủng khoảng
  • Ba: Tiên đoán xu hướng vận động tiếp theo của các thị trường tài chính: Trái phiếu, Cổ phiếu, Hàng hóa, Tiền tệ và chơi luôn cả Tiền số/Cryptos
-----​

Một: Hãy quên Lạm phát đi


Từ kinh nghiệm cá nhân của mình thì khi mà Truyền thông tài chính nói rất nhiều về một vấn đề gì thì đó cũng là lúc mà câu chuyện ấy đã đến hồi kết thúc. Và câu chuyện Lạm phát cao ở các nước Châu Âu và Mỹ hiện tại chính là một thí dụ không thể điển hình hơn.

Suốt những tháng gần đây, truyền thông liên tục nói về lạm phát! Điều này là đúng bởi vì CPI – thước đo lạm phát chính trong kinh tế học cho thấy lạm phát tại Mỹ đang là cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây (US CPI = 8.6%, pls check!). Nhưng điều mà truyền thông tài chính đã QUÊN không nói hay CỐ TÌNH không nói đến đó là trong quãng chừng 01 tháng trở về đây GIÁ HÀNG HÓA LIÊN TỤC ĐI XUỐNG. Điều này thấy rất rõ trong biểu đồ #1 dưới đây của chỉ số CRB Index – thước đo giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu trong kinh tế nói chung liên tục rớt giá kể từ quãng trung tuần tháng 06/2022 trở về đây:

Screen Shot 2022-07-13 at 17.49.01.png
Biểu đồ #1

Và hệ quả tất yếu của điều này là lạm phát (CPI) có thể đã tạo đỉnh cho nên con đường của nó từ nay trở đi sẽ chỉ là đi ngang hoặc tệ hơn đó là giảm dần trở về sau. Cho nên mới nói chúng ta hãy quên lạm phát đi, nó không còn là câu chuyện chính trên thị trường những tháng ngày tiếp theo. The hostest story lúc này chính là câu chuyện về KHỦNG HOẢNG mà chúng ta sẽ bàn tới ngay trong phần dưới đây.

Hai: Dấu hiệu cho thấy chúng ta đang ở TÂM của khủng hoảng kinh tế


Để sáng tỏ lập luận này thì đầu tiên nhất phải đi từ lý thuyết về chu kỳ kinh tế. Theo đó thì một chu kỳ kinh tế sẽ diễn tiến theo quy trình 6 giai đoạn như trong hình #2 dưới đây:

Screen Shot 2022-07-13 at 17.49.08.png
Biểu đồ #2
Đường màu đen hình SIN là chu kỳ kinh tế. Ở giai đoạn 1 là kinh tế suy thoái, dòng tiền có xu hướng chạy về với tài sản trú ẩn và ta sẽ có Trái phiếu tăng giá, cổ phiếu cùng với hàng hóa giảm giá; Giai đoạn 2 là kinh tế ở đáy suy thoái, lúc đó cổ phiếu chuyển mình tăng cùng trái phiếu nhưng hàng hóa vẫn đang trong thời kỳ đi xuống; Giai đoạn 3 là kinh tế phục hồi, cả ba thị trường: Trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa cùng đi lên; Giai đoạn 4 là kinh tế tăng trưởng mở rộng, dòng tiền có xu hướng thoát khỏi tài sản trú ẩn (Trái phiếu) để chạy sang tài sản rủi ro như cổ phiếu hàng hóa, kết quả là Bond giảm, Stock/commodities tăng; Giai đoạn 5 khi kinh tế tăng trưởng nóng đạt đỉnh, áp lực lạm phát cao xuất hiện (như thời gian nửa đầu năm 2022 mới đây) buộc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất đẩy lợi tức trái phiếu tăng lên kết cục là Bond càng giảm mạnh hơn nhưng cổ phiếu cũng suy yếu cùng trái phiếu. Thị trường duy nhất giữ được đà tăng giá lúc này là hàng hóa bởi vì kỳ vọng lạm phát gia tăng; Bước sang giai đoạn 6 thì cả ba bộ phận trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa sẽ cùng giảm sau khi kinh tế đạt đỉnh, dòng tiền co cụm và rút khỏi các thị trường, tài sản trú ẩn như bond hay tài sản rủi ro như cổ phiếu, hàng hóa cũng đều bị bán tháo giảm giá. Kết thúc stage 6 nền kinh tế quay lại stage 1.

Ok, đó là một chút kiến thức học thuật cho bạn nào còn chưa tỏ. Bây giờ hãy đem dữ liệu của các thị trường trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa lên cùng một biểu đồ xem sao. Chart #3 dưới đây cho thấy một cách minh bạch rằng chúng ta chính là đang rơi vào Stage 6 – giai đoạn suy thoái kinh tế thật rồi.

Screen Shot 2022-07-13 at 17.49.19.png
Biểu đồ #3

Trong biểu đồ weekly này, có thể thấy Vùng xanh nhạt trong biểu đồ trên khớp với thời gian từ 27/12/2021 đến 06/6/2022 chính là giai đoạn 5 của chu kỳ kinh tế khi mà Trái phiếu (Ký hiệu TLT – line màu nâu) và cổ phiếu (ký hiệu SPX – line màu đỏ) cùng đạt đỉnh và đi xuống trong khi hàng hóa tăng rất mạnh. Thế nhưng kể từ ngày 06/6/2022 trở về đây có vẻ như chúng ta đã bước qua Stage 6 – tức là TÂM của khủng hoảng rồi bởi vì giá hàng hóa (ký hiệu CRB- line màu xanh) liên tục đi xuống.

Câu hỏi ăn tiền tiếp theo mà ai cũng muốn biết ấy là, nếu chúng ta đã bước vào khủng hoảng thì cái trade ăn tiền trong nửa cuối năm 2022 này sẽ là gì? Chúng ta chuyển sang phần sau của bài viết.

Ba: Tiên đoán xu hướng vận động tiếp theo của các thị trường tài chính: Trái phiếu, Cổ phiếu, Hàng hóa, Tiền tệ và chơi luôn cả Tiền số/Cryptos


Trở lại chủ đề chính là Forex, Stock và Cryptos thì phải trade như nào khi kinh tế đi vào suy thoái?

Đầu tiên đó là Forex hay Currency tức là thị trường tiền tệ.

Theo thiển ý cá nhân thì Đồng USD vẫn sẽ là King mặc dù nó đã tăng được 1 quãng đường dài kể từ Quý II/2021, USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất trong nhóm 8 đồng tiền phổ biến hay được trade bởi các bạn trader nhỏ lẻ bao gồm USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CAD, NZD và CHF.

Lẽ thông thường là khi khủng hoảng đến thì các đồng tiền trú ẩn là USD và JPY sẽ mạnh lên. Nhưng kỳ này thì hơi khác một chút, khác là ở chỗ đồng JPY có thể sẽ không mạnh như trong các lần sụp đổ trước đây chính vì sự phân kỳ chính sách tiền tệ giữa ngân hàng trung ương Nhật BOJ với các Central bank còn lại mà FED là một điển hình. Ta biết rằng, cho đến hiện tại, các ngân hàng trung ương lớn đua nhau tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ thì Nhật Bản vẫn hãy còn đang nới lỏng chính sách tiền tệ của mình bằng một biện pháp rất classical đó là tung tiền không giới hạn ra để thu mua vào trái phiếu chính phủ loại kỳ hạn 10 năm cốt ý để kìm hãm lợi tức (Yield) 10 năm ở dưới ngưỡng 0.25% (Xem chart #1 tại đây:

Screen Shot 2022-07-13 at 17.42.38.png
Biểu đồ #4

Cho nên hiện tại chỉ còn có USD. Và USD thì vẫn sẽ mạnh lên bất kể tình huống nào xảy ra dưới đây:

Một là nếu kinh tế thật sự bước vào suy thoái (kịch bản có khả năng cao xảy ra theo thiển ý cá nhân) thì dòng tiền đương nhiên sẽ chạy vào bức tường thành trú ẩn cuối cùng là trái phiếu chính phủ Mỹ, điều này trực tiếp làm USD tăng cao.

Hai là nếu không suy thoái thì sao? Thị trường sẽ lại tập trung vào câu chuyện và lạm phát. Và cái viễn cảnh về việc một FED thắt chặt để kiểm soát lạm phát chẳng phải làm USD tăng lên sao?

Cho nên hướng trade chính trên thị trường tiền tệ trong nửa cuối năm 2022 này vẫn là cái Trade LONG USD. LONG USD thì đương nhiên là bán ra các đồng tiền còn lại rồi. Các đồng tiền còn lại sẽ yếu hơn USD, nhưng trong số đó, các đồng tiền hàng hóa như AUD, NZD, CAD có thể sẽ khá yếu hơn. Lý do là một thị trường hàng hóa đang bước vào mùa downtrend như trong lập luận của bài viết ngày hôm qua sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với commodity currency này. Điểm cần lưu ý là sự tăng giảm của các cặp tỉ giá sẽ hiếm khi diễn tiến theo một đường thẳng đứng. Trong quá trình đó sẽ có những correction, những pullback, những “tiếng ồn” trên chart và đó chính là cơ hội cho trader ngắn hạn tham gia vào vị thế mua/bán.

CỔ PHIẾU VÀ TIỀN ĐIỆN TỬ THÌ SAO?


Sẽ còn chịu nhiều áp lực trong thời gian tới, ít nhất là cho tới khi truyền thông tài chính nói nhiều về khủng hoảng và FED có động thái đánh giá lại chính sách tiền tệ thắt chặt hiện tại.

Chịu nhiều áp lực nhưng không nên bán ra lúc này. Chẳng những không bán ra mà thật sự người ta còn nên canh mua vào ở những vùng giá thấp hơn (nếu có). Vì sao vậy?

Đó là bởi vì dữ liệu lịch sử hơn 100 năm của thị trường chứng khoán Mỹ và hơn 10 năm của thị trường tiền số đều cho thấy một thực tế rằng cuối cùng nó sẽ tăng trở lại.

Biểu đồ #2 dưới đây là lịch sử hơn 100 năm của chỉ số S&P500, trải qua rất nhiều các lần suy thoái lớn nhỏ nhưng một điều mà ai cũng thấy là cuối cùng nó vẫn sẽ tăng trở lại. Ba trong số những lần suy thoái lớn nhất ấy là đại khủng hoảng 1929-1933, S&P500 mất 85% giá trị; bong bóng Dot.com năm 2000, SPX mất 51% và khủng hoảng 2008 con số này là 55%. Nhưng đến cuối thì sao? Câu trả lời chắc hẳn ai cùng thấy!

Screen Shot 2022-07-13 at 17.42.47.png
Biểu đồ #5

Biểu đồ #3 dưới đây lại là đồng tiền số Bitcoin, dù không trải qua một lịch sử thăng trầm dài lâu như chứng khoán nhưng đồng BTC cũng có được hai lần giảm giá lớn kể từ khi hình thành. Lần thứ nhất là vào năm 2014, lần thứ nhì là mùa đông crypto 2018, cả hai lần nó đều mất đi khoảng 85% giá trị. Lần giảm giá hiện tại thì mới chỉ hơn 70%, liệu rằng nó có giảm bằng con số 85% của những lần trước hay một con số nào đó nhiều hơn thì tương lai trả lời. Nhưng một điều ta dường như chắc chắc được đó là đến cuối cùng nó sẽ tăng trở lại.

Screen Shot 2022-07-13 at 17.42.56.png
Biểu đồ #6

Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào ta bắt đáy? Câu trả lời phụ thuộc vào chứng khoán Mỹ. Biểu đồ #4 dưới đây cho thấy tiền số nói chung hay đồng BTC nói riêng thật sự đang bị chứng khoán Mỹ chi phối rất nhiều. Hệ số tương quan (Correlation Efficien) của hai thị trường này hiện tại cực kỳ cao ( thường xuyên trên mức 0,9). Cho nên chừng nào chứng khoán Mỹ có dấu hiệu tạo đáy (nhìn vào chính sách FED, vận động liên thị trường, các yếu tố kỹ thuật) thì chừng đó cũng chính là lúc ta có thể nhảy vào mua dần cryptos.

Screen Shot 2022-07-13 at 17.43.04.png
Biểu đồ #7
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Ờ quên đi, chúng ta đang ở đỉnh lạm phát, và giờ nó từ 8.6% lên thẳng 9.1% :)), quên cái quần què :))
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên