Tất tần tật về Order Book - Phần 1 - Hồi 2: Một giao dịch mới sẽ được phân bổ như thế nào trong Order Book?

Tất tần tật về Order Book - Phần 1 - Hồi 2: Một giao dịch mới sẽ được phân bổ như thế nào trong Order Book?

Tất tần tật về Order Book - Phần 1 - Hồi 2: Một giao dịch mới sẽ được phân bổ như thế nào trong Order Book?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,402
29,055
Ở nội dung trước của phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về chỉ báo Order Book và cách thức đọc những thông tin hiển thị trên chỉ báo này. Có thể thấy rằng những thông tin của chỉ báo Order Book cực kỳ hữu ích với trader chúng ta, tuy là nó chưa thể cho chúng ta được cái nhìn về thị trường tổng thể nhưng chí ít nó cũng có thể giúp cho anh em đánh giá được phần nào hành vi giao dịch hiện tại của các nhà giao dịch nhỏ lẻ trên thị trường để từ đó chúng ta định hướng được chiến lược giao dịch cho đúng đắn.

Ở phần này chúng ta tìm hiểu thêm phần nội dung còn lại, một vài thông tin quan trọng khác liên quan đến chỉ báo Order Book mà bạn cần phải nắm.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới này nhé:



Giao dịch ký quỹ và Order Book


Giao dịch ký quỹ là ngụ ý việc bạn mở hai giao dịch thay vì một giao dịch: tức là đầu tiên bạn mua một tài sản và sau đó bạn bán để đóng giao dịch này.

Đây chính là lý do tại sao có sự liên kết được hình thành giữa Order Book bên trái và bên phải. ví dụ nếu như một loạt lệnh dừng lỗ được kích hoạt ở sổ lệnh bên trái thì một phần giao dịch sẽ biến mất khỏi sổ lệnh bên phải. Thực sự mà nói thì hiện tại thật khó để nói những giao dịch cụ thể nào đã biến mất khỏi Order Book.

Thật tốt nếu như bạn nhận ra được mối liên kết giữa các Order Book này được hình thành như thế nào. Vậy giao dịch của bạn được hiển thị như thế nào trong Order Book?

1. Giả sử rằng gần đây bạn đã mở một giao dịch mua và hiện tại thì giao dịch này của bạn đang thua lỗ và bạn cũng đã đặt lệnh dừng lỗ cho giao dịch đó. Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-5_10-42-24.png




2. Sau đó thì bạn mở giao dịch thứ 2, đó là một giao dịch bán (và giao dịch này thì lại có lãi ), bạn cũng đặt lệnh dừng lỗ cho giao dịch này, như hình bên dưới:

upload_2024-1-5_10-42-43.png


3. Bạn cho rằng giá di chuyển trong một kênh cho chiều rộng 300 điểm, bạn thiết lập lệnh Buy Stop và Sell Stop tại các phạm vi trên và dưới của kênh này với hy vọng giá phá vỡ một trong hai phạm vi đó:

upload_2024-1-5_10-42-58.png




Vậy thì bạn sẽ có kết luận gì từ những giao dịch được đặt?


Đầu tiên nếu như lệnh dừng lỗ của giao dịch bán (xem Order Book bên trái) đã bị kích hoạt, điều đó cho thấy người mua đã bị loại khỏi thị trường. Ngược lại nếu như lệnh dừng lỗ của giao dịch mua bị kích hoạt thì điều này cho thấy người bán đã rời khỏi thị trường.

Nếu như một giao dịch mở thì có thể có hai khối lượng lệnh chờ hoặc một khối lượng nếu như bạn chỉ đặt mức dừng lỗ. Còn nếu như bạn không đặt mức dừng lỗ thì lại có 0 khối lượng. Tất cả những điều này tạo nên một vài sai sót nhỏ trong sự liên kết giữa các Order Book này.

Nếu như các lệnh Limit và Stop xuất hiện trong Order Book, điều này không đảm bảo rằng chúng sẽ được thực thi khi giá chạm mức của chúng, lệnh giao dịch này có thể được di chuyển hoặc bị hủy. Giả định rằng có thể có một số thao tác trong Order Book có vẻ hợp lý ví dụ như Order Book với lệnh Limit được robot hóa nhiều trên thị trường chứng khoán nên hiệu quả của nó giảm đi. Tuy nhiên may mắn thay là trong thị trường Forex, các Order Book không gặp phải nhược điểm này, nhưng nhắc lại một lần nữa rằng có thể sẽ xảy ra thao túng giá tại những mức đó.

Các giao dịch mở chỉ xuất hiện trong Order Book nếu giá di chuyển qua mức này. Giao dịch mở không thể xuất hiện đâu đó trên hoặc dưới giá một cách tự nhiên được.

Động lực hình thành Order Book


Phân tích động lực hình thành Order Book là một phần thiết yếu trong việc phân tích. Di chuyển qua biểu đồ trong công cụ DOM (phần này sẽ nói sau) thì bạn có thể nhận thấy trong Order Book bên trái rằng khối lượng tăng ở các mức cụ thể, giảm ở các mức khác và giữ nguyên ở một số mức. từ đó người ta có thể kết luận rằng nếu giao dịch xuất hiện nhanh chóng ở một mức nào đó thì mức đó được quan tâm và giá sẽ tương tác với nó.

Trong phần Order Book bên phải bạn có thể thấy rằng giao dịch mua được đóng nhanh hơn giao dịch bán ở các mức nhất định và ngược lại.

Chúng ta có thể lấy được những thông tin rất có giá trị từ mức giá đã tăng hoặc giảm trước và sau đó lại quay trở lại điểm xuất phát. Nếu chúng ta so sánh các Order Book hiển thị mức giá tương tự nhưng sau một số thao tác, chúng ta thường thấy rõ mục đích của những thao tác này là gì.






Giá trị ròng


Giá trị ròng là chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Chi tiết ở trong hình ảnh bên dưới:

upload_2024-1-5_10-45-19.png

Giá trị ròng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định được mức độ mà người mua hoặc người bán chiếm ưu thế trên thị trường.

Nhiều người cho rằng phương trình giữa người mua và người bán (giá trị ròng này tiến tới 0) sẽ cân bằng lại mức giá mà theo đó mức giá này không còn thú vị nữa. Tất nhiên là khó có thể kiểm chứng được thông tin này nhưng cũng có một số sự thật trong đó.

Nếu như giá trị ròng được bật lên trong Order Book bên trái thì bạn có thể thấy rõ được các đột biến với mức dừng lỗ. Tuy nhiên thì những đợt đột biến này mặc dù được hiển thị rõ ràng trong khi giá trị ròng bị vô hiệu hóa. Có những tình huống mà giá trị ròng bị ảnh hưởng như ví dụ bên dưới:

upload_2024-1-5_10-45-37.png

Giá trị ròng hoạt động tốt hơn trong sổ lệnh bên trái, vì trông chúng giống như những giao dịch gần với giá thực tại và khiến việc tìm ra ai chiếm ưu thế ở các cấp độ, người bán hay người mua trở nên khó khăn hơn. Nói chung là giá trị ròng giúp chúng ta làm rõ được điều đó rất tốt.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-1-5_10-45-56.png


Hết phần 1

Qua phần 2 chúng ta bắt đầu đi vào tìm hiểu những tín hiệu cơ bản chính mà chỉ báo Order Book cung cấp cho chúng ta và làm sao để áp dụng được những tín hiệu này vào trong quá trình giao dịch.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

Trích nguồn: fxssi
 

Đính kèm

  • upload_2024-1-5_10-42-3.png
    upload_2024-1-5_10-42-3.png
    64.7 KB · Xem: 47

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 310 Xem / 1 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,779 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,124 Xem / 41 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 160,918 Xem / 1,108 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên