Thị trường sẽ ra sao nếu vị thế thống trị tiền tệ của USD thực sự sụp đổ?

Thị trường sẽ ra sao nếu vị thế thống trị tiền tệ của USD thực sự sụp đổ?

Thị trường sẽ ra sao nếu vị thế thống trị tiền tệ của USD thực sự sụp đổ?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,134
29,808
Liệu đồng USD đang đánh mất vị thế “ngai vàng” của nó trong thế giới tiền tệ?

Có lẽ là chưa, nhưng sự thoái lui nhanh chóng của nó sau đà tăng chóng mặt vào năm ngoái, kết hợp với những nỗ lực của Bắc Kinh và các nước khác nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, đã giúp khơi dậy suy đoán rằng sự thống trị của đồng bạc xanh đối với thương mại và tài chính quốc tế có thể đang thay đổi theo hướng bất lợi.

Cuộc thảo luận về “phi đô la hoá” đã tăng lên và các nhà phân tích Phố Wall đã tham gia, xuất bản các báo cáo nghiên cứu dự báo sẽ có nhiều hơn sự cạnh tranh để giành lấy vai trò thống trị của USD trong thương mại và dự trữ toàn cầu, vùng với đó là những đánh giá vè xu hướng của USD trong những tháng tới và xu hướng kỹ thuật số hoá từ các NHTW có thể khiến mọi thứ “rung chuyển”.

Chắc chắn, nhiều nhà chiến lược tiền tệ và nhà kinh tế đã bác bỏ quan điểm cho rằng đồng đô la sắp mất trạng thái dự trữ, viện dẫn sự thống trị của nó trong thương mại toàn cầu và là tài sản dự trữ được sử dụng rộng rãi bởi các ngân hàng trung ương.

Alan Ruskin, một chiến lược gia vĩ mô tại Deutsche Bank, người đã theo dõi thị trường tiền tệ trong nhiều năm, lưu ý rằng các cuộc thảo luận về phi đô la hoá đang trở lại, chưa đầy một năm sau lễ kỷ niệm 50 năm sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods. Dưới thời Bretton Woods, đồng đô la Mỹ được hỗ trợ bằng vàng đảm nhận vai trò trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu sau chiến tranh.

Screen Shot 2023-04-18 at 15.28.47.png

Hệ thống Bretton Woods sụp đổ khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố từ bỏ chế độ bản vị vàng vào tháng 8 năm 1971. Nhưng vị thế của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu vẫn tồn tại.

Nhiều năm sau đó, sau hơn một thập kỷ nới lỏng định lượng và lãi suất thấp đã góp phần làm giảm uy tín khó giành được này của đồng USD, đồng thời lưu ý rằng sự gia tăng của các loại tiền tệ mã hoá như bitcoin là một dấu hiệu của “cuộc nổi dậy” chống lại đồng bạc xanh. Các ngân hàng trung ương đã nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thúc đẩy lạm phát và kéo theo đó là nhiều hoài nghi hơn ở nước ngoài.

Ruskin cho biết trong một báo cáo nghiên cứu: “Việc in tiền ồ ạt với hậu quả là lạm phát cao hơn, và những khoản lợi nhuận lén lút mà các chính phủ thu được từ việc phát hành tiền tệ chỉ càng khuyến khích các nước đang phát triển muốn thiết lập một hệ thống tiền tệ đa cực hơn để phù hợp với tỷ trọng ngày càng tăng của họ trong GDP toàn cầu”.

Các nhà phân tích cho biết, giờ đây, một thách thức mới đối với sự ổn định của đồng đô la có thể sắp xảy ra khi Quốc hội Mỹ chuẩn bị bàn luận về một điểm yếu khác của USD - vấn đề trần nợ công, trong khi các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói rằng nên giảm bớt sự phụ thuộc quốc tế vào đồng USD.



Việc giảm giá của USD không liên quan đến trạng thái dự trữ của USD


USD đã tăng giá mạnh vào năm 2022, được hỗ trợ bởi các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang, và nhu cầu trú ẩn gia tăng khi các thị trường cố phiếu và trái phiếu toàn cầu bị bán tháo.

Bây giờ Fed đang nói rằng họ gần như đã hoàn thành việc tăng lãi suất, và các NHTW khác như ECB dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách lãi suất so với FED.

Steve Englander, người đứng đầu về chiến lược tiền tệ G-10 tại Standard Chartered, cho biết rằng USD có thể đã sẵn sàng “bắt kịp” sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc, vốn đã giảm mạnh trong tháng qua.

Còn Marvin Loh, chiến lược gia toàn cầu tại State Street, thì đánh giá rằng các mô hình định giá của State Street cho thấy đồng bạc xanh vẫn còn quá đắt. “Nếu Fed thực sự hoàn tất việc tăng lãi suất, bạn có thể tiếp tục thấy đồng đô la suy yếu cho đến cuối năm,” Loh nói.

US economy 02.jpeg

Marc Chandler, giám đốc điều hành của Bannockburn Global Forex, cho biết rằng việc bán tháo đồng đô la không nên đồng nhất với những thay đổi về trạng thái của nó với tư cách là một loại tiền tệ dự trữ.

Đang có những thay đổi nhưng vị thế của USD vẫn không cần bàn cãi


Bỏ qua những thăng trầm, USD vẫn là đồng tiền phổ biến nhất cho cả thanh toán quốc tế và dự trữ ngân hàng trung ương toàn cầu, phản ánh vị thế là đồng tiền dự trữ quốc tế không thể tranh cãi. Nhưng ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu đã phần nào suy yếu trong vài thập kỷ qua.

Đồng bạc xanh chiếm 58,4% dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương trong quý IV năm ngoái, giảm từ khoảng 70% vào cuối những năm 1990 khi đồng euro lần đầu tiên được tung ra, theo dữ liệu có sẵn gần đây nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các ngân hàng trung ương nắm giữ ngoại tệ vì một số lý do, bao gồm cả việc tránh khủng hoảng và giúp tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.

Nhưng sự phổ biến của đồng đô la với tư cách là một loại tiền tệ được sử dụng để thanh toán các giao dịch quốc tế hầu như không tăng trong những năm gần đây, thay vào đó đã giảm đi một chút trong những năm qua kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.



Dữ liệu gần đây nhất cho thấy USD vẫn được được sử dụng để thanh toán trong hơn 40% thương mại quốc tế, vượt xa đồng tiền phổ biến tiếp theo là EUR.

Lịch sử đã chỉ ra rằng thường phải mất hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ, thì trạng thái dự trữ toàn cầu của một loại tiền tệ mới mất dần. Thông thường, nó vẫn tồn tại ngay cả sau khi sức mạnh kinh tế và uy tín của nước chủ nhà đã đạt đến đỉnh điểm, theo các nhà phân tích Solita Marcelli và Alejo Czerwonko của Tập đoàn UBS.

Theo một bài báo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, đồng bạc xanh đã soán ngôi vị trí đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng bảng Anh gần 100 năm trước vào giữa những năm 1920. Trước khi có đồng bảng Anh, đồng guilder Hà Lan và đồng tiền của Tây Ban Nha đã thống trị thương mại liên quan đến các quốc gia châu Âu và thuộc địa của họ.

Nhóm nghiên cứu của UBS cho biết: “Ngay cả khi các cường quốc kinh tế trỗi dậy và sụp đổ, tình trạng dự trữ tiền tệ của họ có xu hướng tồn tại tốt sau thời kỳ đỉnh cao ảnh hưởng của họ”.

USD 21.jpg

Thảo luận về việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vượt qua đồng đô la đã có rất nhiều trong nhiều năm. Tuy nhiên, đồng tiền của Trung Quốc đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc tăng cường sử dụng nó trong thương mại quốc tế. Việc sử dụng nó trong dự trữ ngoại hối đã tăng nhẹ kể từ khi được Ngân hàng Thanh toán Quốc tế thêm vào nhóm Quyền rút vốn đặc biệt vào cuối năm 2016.

Ngân hàng trung ương do chính phủ kiểm soát của Trung Quốc duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với đồng nhân dân tệ và mặc dù đồng tiền này được giao dịch ở các trung tâm nước ngoài, nhưng nó không dễ dàng hoán đổi với các loại ngoại tệ khác. Các nhà phân tích cho biết, đây vẫn là những trở ngại lớn của CNY đối với tính hữu dụng của nó trong việc tiến hành thương mại quốc tế.

Brad McMillan, giám đốc đầu tư của Commonwealth Financial Network, cho biết: “Tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ được quyết định bởi chính phủ Trung Quốc, không phải thị trường.

Đáng chú ý, hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương đã tăng mạnh trong năm qua sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Các ngân hàng trung ương đã mua 1.136 tấn vàng vào năm 2022, mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1950, với lượng mua lớn từ các ngân hàng trung ương ở Nga, Trung Quốc, Trung Đông và Ấn Độ.

Nhóm UBS cho biết họ hy vọng vàng sẽ chiếm tỷ trọng dự trữ lớn hơn trong những năm tới.



Thật khó để tìm ứng viên thay thế


Nhưng khi nói đến thương mại quốc tế, đồng đô la Mỹ vẫn là vị vua không thể tranh cãi. Các nhà phân tích cho biết, ngoài đồng euro, không có loại tiền tệ nào sánh được với đồng đô la về tính thanh khoản, khả năng chuyển đổi dễ dàng và độ tin cậy.

Ruskin của Deutsche Bank đã trích dẫn một danh sách dài các yếu tố cần thiết để một loại tiền tệ khác cạnh tranh với đồng đô la. Chúng bao gồm:
  • một nền kinh tế mở cửa cho dòng chảy thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài,
  • một thị trường trái phiếu thanh khoản cao và mở cửa rộng rãi cho sự tham gia của nước ngoài,
  • chấp nhận tỷ giá hối đoái do thị trường thiết lập,
  • niềm tin vào pháp quyền, quản trị chính trị và quy định tài chính, cùng với một vài yếu tố khác.

Thật khó để tìm một loại tiền tệ khác đáp ứng tất cả các yêu cầu này.

Trong khi mô tả tình trạng của đồng đô la, Chandler của Bannockburn đã sử dụng từ viết tắt "TINA" - viết tắt của "there is no alternative - không có giải pháp thay thế nào."

Tham khảo: MarketWatch
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 111 Xem / 9 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 219 Xem / 4 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,706 Xem / 89 Trả lời
  • khapham1010 trong Sách Trading - Tài liệu Trading 125,417 Xem / 610 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 524 Xem / 11 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,565 Xem / 506 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên