Tiền... tiền... tiền - Phần 2

Tiền... tiền... tiền - Phần 2

Tiền... tiền... tiền - Phần 2

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,547
34,867
MONEY IS POWER — TIỀN LÀ QUYỀN LỰC.

Trong suốt chiều dài lịch sử loài người không ai có thể phủ nhận điều này.

Không ai có thể hiểu rõ điều này hơn các vị vua thời cổ đại. Đó là lý do vì sao từ hàng ngàn năm trước cho đến hiện tại, vua chúa, hay một nhóm người nào đó luôn sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ khả năng kiểm soát và in tiền trong tay nhằm duy trì quyền lực.

“Pay your taxes, or I’ll kill you”.

Điều này được các vua chúa thời cổ đại thực hiện khi họ đúc những đồng tiền và sai binh lính mang sứ điệp đó gửi đi khắp đất nước. Bất kỳ ai chống lại sẽ bị xử tử.

Nếu bạn thực sự hiểu tiền được tao ra như nào và được giới tinh hoa sử dụng nó như một công cụ để biến hơn 7 tỷ người trên thế giới này nô lệ cho nó thì tôi nghĩ cách nhìn nhận của bạn đối với thế giới này sẽ thay đổi hoàn toàn.

Trong bài viết trước tôi đã đưa các bạn đi từ việc xuất hiện hệ thống trao đổi (Batter system) thời cổ đại trước Công nguyên cho đến thế kỷ 17 sau Công nguyên khi tiền giấy bắt đầu xuất hiện và được các chủ ngân hàng tư nhân tiền thân là các chủ tiệm kim hoàn in ra các bank note được bảo trợ bởi vàng.

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu giai đoạn thế giới cận đại, hệ thống tiền tệ thế giới đã thay đổi và tập trung như nào từ thế kỷ 17 cho đến nay. Và dấu mốc quan trọng tôi muốn các bạn chú ý tới đó là năm 1971.
  • Chế độ bản vị vàng — Gold Standard System (1871–1971)
  • Hệ thống Bretton Woods (1944–1971)
  • Sự sụp đổ của tiêu chuẩn vàng — The Fall of the Gold Standard (1971 — hiện tại)
  • Tiền Pháp định — Fiat Money (1971 — hiện tại)

Chế độ bản vị vàng — Gold Standard System (1871–1971)


Tiếp nối bài viết phần 1 chúng ta đã thấy được sự xuất hiện của tiền giấy Bank Note vào thế kỷ 17 tại châu Âu và Mỹ mở đường cho Chế độ bản vị vàng chính thức được ra đời.

Chế độ bản vị vàng là một hệ thống tiền tệ trong đó tiền giấy có thể tự do chuyển đổi thành một lượng vàng cố định. Nói cách khác, trong một hệ thống tiền tệ như vậy, vàng là thứ hỗ trợ, đảm bảo giá trị của tiền. Đơn giản là nhà bạn phải có vàng bạn mới in được tiền.

Đến năm 1821, Anh trở thành quốc gia đầu tiên chính thức áp dụng tiêu chuẩn vàng. Sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại và sản xuất toàn cầu đã mang lại những nhu cầu lớn về vàng, giúp tiêu chuẩn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong thế kỷ tiếp theo. Sự mất cân bằng thương mại giữa các quốc gia đều được giải quyết bằng vàng, chính phủ còn dự trữ vàng cho những thời điểm khó khăn và những kho dự trữ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Tiêu chuẩn vàng quốc tế xuất hiện vào năm 1871 sau khi được Đức áp dụng. Đến năm 1900, phần lớn các quốc gia phát triển đã được liên kết với tiêu chuẩn vàng. Nhưng Hoa Kỳ là một trong những quốc gia cuối cùng tham gia.

Tại Mỹ tờ tiền $20 được đảm bảo bởi $20 Gold, với 100% lượng dự trữ tương ứng (100% Reserve Ratio). Tờ tiền này chính là giấy chứng nhận vàng hợp pháp đối với hầm chứa vàng. Bạn có thể cầm tờ bill này đến bất kỳ đâu, đập xuống bàn nhân viên ngân khố và họ sẽ đưa cho bạn lượng vàng hoặc bạc tương ứng.

Screen Shot 2021-09-14 at 14.41.48.png

Mệnh giá 20 Dollars Gold của Mỹ.​

Như tôi có nói ở phần 1, đây là lý do khiến chính phủ trao quyền in tiền từ các nhà băng từ nhân vào tay ngân hàng trung ương. Điều này làm cho chính phủ có khả năng gian lận ngay từ ban đầu, khi họ in tiền nhiều hơn lượng vàng họ có trong kho bạc.

Từ năm 1871 đến 1914, tiêu chuẩn vàng ở đỉnh cao. Trong thời kỳ này, các điều kiện chính trị gần như lý tưởng đã tồn tại trên thế giới. Các chính phủ đã làm việc rất tốt với nhau để làm cho hệ thống hoạt động, nhưng tất cả điều này đã thay đổi mãi mãi với sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất WWI năm 1914.


Hệ thống Bretton Woods (1944–1971)


Với Thế chiến I, các liên minh chính trị đã thay đổi, nợ nần của các nước gia tăng và tài chính của chính phủ ngày càng xấu đi. Mặc dù tiêu chuẩn vàng không bị gỡ bỏ, nhưng nó đã ở trong tình trạng khập khiễng trong chiến tranh. Các nước tham chiến đã dừng việc đổi vàng lại, bạn không thể đến ngân hàng và giao dịch bằng các đồng bảng anh, Mark… để đổi lấy vàng nữa. Giữa lúc này, các nước tiến đến một tiêu chuẩn được gọi là Chế độ bản vị vàng hối đoái (gold exchange standard) một dạng của chế độ bản vị vàng trong đó các tờ tiền được đảm bảo bởi một phần vàng, không còn được đảm bảo 100% bởi vàng như trước.

Tại Mỹ, Cục dự trữ Liên bang đã cho phép in tờ 50 Dollar Bill được trao đổi và lưu thông tương ứng với $20 Gold. Tức là đã bị giảm xuống còn 40% lượng vàng (40% Reserve Ratio).

Screen Shot 2021-09-14 at 14.41.56.png

Tờ bill $50 chỉ còn tương ứng với 20$ Gold.​

Bạn có 20 Dollar vàng trong ngân khố giờ đây bạn có thể in được tờ 50 Dollar thay vì 20 Dollar như trước kia.

Với 2 cuộc thế chiến thứ nhất và thứ 2, nước Mỹ là nước được hưởng từ chiến tranh nhiều lợi nhất do không tham chiến cho đến tận cuối thế chiến 2. Mỹ đã bán vũ khí, trang thiết bị, lương thực… cho cả 2 bên, chính phủ Mỹ coi chiến tranh là tốt cho nền kinh tế “nếu bạn không tham chiến thì bạn nên bán vũ khí”.

Cuối thế chiến 2, Mỹ đã sở hữu 2/3 lượng vàng của toàn thế giới. Phần còn lại của thế giới phải chia sẻ 1/3 và Châu Âu không còn gì sau chiến tranh. Hệ thống tiền tệ của thế giới không còn hoạt động tốt. Lúc này do nhiều vàng Mỹ đã cho Châu Âu vay bằng Dollar và làm Châu Âu ngập tràn Dollar để giúp Châu Âu tái thiết lại lại mọi thứ sau chiến tranh.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, vào năm 1944 các cường quốc phương Tây đã gặp nhau tại (New Hamshire, Hoa Kỳ) đi đến thỏa thuận cho hệ thống tiền tệ mới. Hệ thống Bretton Woods ra đời.

Hệ thống Bretton Woods được hiểu đơn giản là tất cả các loại tiền tệ trên thế giới sẽ được bảo trợ bởi đồng Dollar, và đồng Dollar được bảo trợ bởi vàng tại mức giá $35 cho 1 ounce vàng. (Điều này dễ hiểu do Mỹ đã sở hữu 2/3 lượng vàng trên toàn Thế giới).

Screen Shot 2021-09-14 at 14.42.04.png

Tất cả các loại tiền tệ trên thế giới được bảo trợ bằng đồng Dollar qua hệ thống Bretton Woods.​

Hệ thống Bretton Woods đã mang lại sự đảm bảo cho mọi loại tiền tệ, làm cho hệ thống tiền tệ có được sự ổn định do chúng được gắn giá trị với nhau qua Dollar và qua vàng. Dưới hệ thống đó, các ngân hàng trung ương của các nước trừ Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng Dollar. Họ làm điều này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu giá trị đồng tiền của một nước quá cao so với đồng Dollar thì ngân hàng trung ương của nước đó cần phải bán tiền của mình để đổi lấy Dollar, để giá trị của đồng tiền đó giảm xuống. Ngược lại, nếu giá trị đồng tiền của một nước quá thấp thì nước đó cần phải mua vào tiền của chính mình, do vậy sẽ đẩy giá của đồng tiền đó lên.


Sự sụp đổ của tiêu chuẩn vàng — The Fall of the Gold Standard (1971 — hiện tại)


Hệ thống Bretton Woods ra đời đã giúp cho trao đổi thương mại của thế giới bùng nổ và cũng từ đó hệ thống bản vị Dollar (DOLLAR STANDARD) được bắt đầu. Bởi vì dưới hệ thống Bretton Woods, Mỹ đã in tiền mà không có tỉ lệ dự trữ vàng nào được thiết lập, khi chính phủ Mỹ bị thâm hụt ngân sách một cách trầm trọng vì in và chi tiêu quá nhiều tiền cho chiến tranh tại Korea, chiến tranh Việt Nam, chi tiêu cho chính sách xã hội lớn (Great Society) của Lyndon B. Johnson cùng với đó là mở rộng lượng cung tiền và đưa vào lưu thông trên toàn thế giới. Năm 1965 đồng Dollar rơi vào khủng hoảng, tổng thống thứ 18 của Pháp lúc đó là Charles de Gaulle đã nhận ra vấn đề đó là Mỹ không có đủ lượng vàng để đảm bảo cho việc in Dollar, Mỹ in và làm Châu Âu ngập tràn trong Dollar, đó là lừa đảo.


Lúc này nước Pháp có ý định rút tài sản bằng đồng đô la của mình để lấy vàng, các nước khác cũng nhận ra và nhảy vào cuộc,việc này đã làm Mỹ mất 50% lượng vàng từ năm 1959 đến 1971 và lượng Dollar được trả về Mỹ lớn gấp 12 lần lượng vàng họ có, cùng với đó nước Anh cũng yêu cầu đổi 750 triệu đô la lấy vàng vào mùa hè năm 1971.

Screen Shot 2021-09-14 at 14.42.49.png


Tất nhiên Mỹ không để điều đó tiếp tục xảy ra. Vào tháng 8 năm 1971, Tổng thống Mỹ Nixon đã nhảy vào cuộc và tuyên bố trên truyền hình bãi bỏ bản vị vàng khỏi đồng Dollar. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ giá trị cố định của đồng Dollar và cho phép nó được thả nổi — tức là cho nó dao động đối với các đồng tiền khác. Đồng Dollar ngay lập tức bị giảm giá trị. Các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách khôi phục lại hệ thống Bretton Woods bằng một hiệp định có tên gọi Hiệp định Smithson năm 1971, nhưng cố gắng này đã thất bại. Năm 1973, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi. Hệ thống bản vị vàng sụp đổ từ đó.

Screen Shot 2021-09-14 at 14.42.59.png


Tiền Pháp định — Fiat Money (1971 — hiện tại)


Kể từ tháng 8 năm 1971 định mệnh đó, tất cả các loại tiền tệ khác của mọi quốc gia trên thế giới đã trở thành Fiat Money do mỗi liên kết giá trị của tiền tệ với vàng đã bị loại bỏ.

Screen Shot 2021-09-14 at 14.43.07.png


Điều gì sẽ xảy ra với Fiat Money từ đó đến giờ?

Bởi vì tiền pháp định không được liên kết với vàng hay bất kỳ thứ gì vậy nó được đảm bảo bởi thứ gì?

Đó chính là NIỀM TIN. Niềm tin của toàn bộ thế giới vào chính phủ Mỹ. Cũng trong bài phát biểu trên truyền hình năm 1971 của tổng thống Nixon, ông cũng đã tuyên bố điều đó: To our friends abroad […], I give this assurance: The United States has always been, and will continue to be, a forward-looking and trustworthy trading partner. […] I am determined that the American dollar must never again be a hostage in the hands of international speculators.

Tuyên bố của Nixon nhằm đảm bảo Mỹ luôn là đối tác tin cậy trong mọi giao dịch thương mại, Mỹ sẽ đảm bảo giá trị của đồng Dollar trong hệ thống tiền tệ mới, và với quỹ tiền tệ thế giới. Có một số người cho rằng đồng Dollar ngoài niềm tin nó còn được bảo trợ bởi vũ lực, chiến tranh, sự cưỡng ép… đến từ thế lực đứng sau chính phủ. Các bạn có thể thấy được điều này qua các nguồn sách (Quái vật đảo Jekyll, Chiến tranh tiền tệ…).

Việc toàn bộ tiền tệ của tất cả các nước đều được dựa vào đồng Dollar sẽ dẫn tới nguy cơ mất giá trị do lạm phát hoặc thậm chí trở nên vô giá trị trong trường hợp siêu lạm phát. Nếu mọi người mất niềm tin vào tiền tệ của một quốc gia, tiền đó sẽ không còn giữ được giá trị.

Screen Shot 2021-09-14 at 14.43.19.png


Bản thân đồng Dollar kể từ khi FED được thành lập vào năm 1931 cũng đã không còn giữ được sức mua nội tại của nó do việc chính phủ in tiền nhiều hơn lượng vàng dự trữ họ có trong ngân khố, dẫn đến việc Pháp và các nước khác nhận ra sự lừa đảo này khiến Nixon phải bãi bỏ bản vị vàng khỏi đồng Dollar. Điều này tiếp tục làm giá trị của Dollar càng bị giảm sút.

Screen Shot 2021-09-14 at 14.43.29.png


Hãy nhìn vào siêu lạm phát tại Zimbabwe, Venezuela, lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Hy Lạp… Và trong quá khứ do không có vàng để bảo đảm giá trị đồng tiền Đức đã rơi vào thời kỳ Siêu lạm phát. Tại thời điểm 12/1923, 1 USD đã đổi được 4.200 tỷ mác (papiermark). Sự tiếc nuối vì bại trận trong thế chiến nhất chưa nguôi, thì nay cuộc siêu lạm phát đã biến nó thành thù hận, nhờ vậy đã giúp đưa nhà lãnh đạo Adolf Hitler nổi lên vào tháng 11/1923 và nó đã dẫn đến thế chiến thứ II.

Với hệ thống Fiat Money hiện tại, tất cả các chính phủ trên thế giới đang thi nhau in tiền một cách vô tội vạ và tạo ra các cuộc khủng hoảng tiền tệ và những vấn đề nghiêm trọng trên khắp thế giới. Để hiểu được thêm hậu quả của việc đó các bạn có thể đọc bài viết trước đây của tôi tại đây.

Con người đã sử dụng hệ thống Batter từ hàng ngàn năm trước, nhưng bất cứ khi nào hệ thống tiền tệ không còn hoạt động được nữa, chúng ta sẽ đều phải quay lại thời kỳ đồ đá.

Cuộc Đại Khủng Hoảng năm 1930 được coi là “đêm trước” của Chiến tranh thế giới thứ 2 là một VD điển hình. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự can thiệp của Chính phủ vào thập kỷ 1920. Sự dễ dãi trong tín dụng đẩy các ngân hàng đến việc dễ dàng cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền do in tiền quá nhiều, đẩy thị trường chứng khoán cao kỷ lục, ngân hàng cho vay quá nhiều, rủi ro quá mức không được quản lý… Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo sụp đổ dây chuyền của các thể chế tài chính do các khoản nợ xấu không đòi được. Tất cả điều này làm hệ thống tiền tệ bị sụp đổ một cách nghiêm trọng.

Khi đó hệ thống Batter trao đổi trực bắt đầu trở nên phổ biến để phục vụ việc trao đổi thực phẩm, thuốc men, hàng hóa…khi nguồn cung tiền bị thắt lại và không còn hoạt động được.

Một VD ngay tại thời điểm này, khi hệ thống tiền tệ tại Venezuala sụp đổ cũng bởi do chính phủ in quá nhiều tiền dẫn tới siêu lạm phát kỷ lục. Người dân đã phải quay trở lại với hệ thống Batter, trao đổi hàng hóa trực tiếp cho các nhu cầu căn bản.

Xem thêm chi tiết: https://twitter.com/Quicktake/status/1198572007954231296

Người dân Venezuela trao đổi thuốc lá để lấy xăng.​

Khi Fiat Money hiện tại đang không còn giữ được đặc tính quan trọng nhất mà tiền tệ cần phải có đó là đặc tính Lưu trữ giá trị (Store of Value) rất nhiều cuộc khủng hoảng về tiền tệ trên khắp thế giới đã và đang xảy ra.

Liệu rằng thế giới có chuyển sang một hệ thống tiền tệ, tài chính mới để giúp con người bước tiến thêm một bước vượt bậc tới tương lai, và để sửa chữa lại những gì mà hệ thống cũ đã gây ra cho nhân loại?

Nguồn: Medium
Dịch giả: Luce Wayne
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,926 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 360 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 94 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 878 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,238 Xem / 57 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 369 Xem / 7 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên